Giới thiệu

VietElite, Công ty chuyên về truyền thông quảng cáo, được thành lập từ năm 2013 với sự chuyên nghiệp, hiểu biết sâu rộng của đội ngủ lãnh đạo, nhân viên nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ thiết lập hoạch định chiến lược và triển khai các kế hoạch truyền thông quảng cáo nhằm đưa thương hiệu và sản phẩm của công ty bạn đến người sử dụng nhanh, thân thiện.

Tầm nhìn

Một đối tác tin cậy về các giải pháp truyền thông quảng cáo cho các doanh nghiệp

Giá trị Cốt lõi

- Thành công của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi
- Uy tín và tin cậy
- Sáng tạo và cải tiến cho các sản phẩm và dịch vụ tân tiến

Chiến lược

- Liên kết với các cơ quan truyền thông quảng cáo tạo nên một mạng lưới hoàn thiện nhằm cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tối ưu nhất với chi phí hợp lý nhất
- Tập trung vào tính sáng tạo, cải tiến, luôn cập nhật các công nghệ, kỹ thuật mới nhất nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao thể hiện sự khác biệt, độc đáo
- Xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có năng lực cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của khách hàng
 

Sứ mệnh

Làm tăng giá trị doanh nghiệp bằng các giải pháp truyền thông, quảng cáo phù hợp và hiệu quả

Cấu trúc tổ chức

Gồm ban Giám đốc, nhân viên và công nhân có kỹ năng, kinh nghiệm và hoạt động chuyên nghiệp

Sản phẩm và dịch vụ

- Truyền thông quảng cáo.
- Tổ chức sự kiện.
- Thiết kế in ấn, sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ.
- Kinh doanh thiết bị phát thanh - truyền hình, điện tử, viễn thông có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc

Tin tức

Truyền hình trên Internet: Cơ hội và thách thức
Truyền hình trên Internet: Cơ hội và thách thức

Với dân số xấp xỉ 94 triệu người, người dùng Internet tại Việt Nam hiện nay chiếm 50% dân số, trong đó có 39,7 triệu người sử dụng Mobile Internet. “Đây là thời điểm vàng để dịch chuyển truyền hình truyền thống sang truyền hình Internet

Khi truyền hình truyền thống đang gặp muôn vàn khó khăn trong việc giữ chân khán giả, thì truyền hình trên Internet đang trở thành một hướng đi mới. Đây được xem là xu thế, là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với người làm truyền hình.   
Sự dịch chuyển tất yếu
Thống kê được ông Phan Thanh Giản, Giám đốc điều hành Clip TV đưa ra tại hội thảo “Tương lai phát triển truyền hình trên Internet tại Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế phim và công nghệ truyền hình (Telefilm 2017) cho thấy, với dân số xấp xỉ 94 triệu người, người dùng Internet tại Việt Nam hiện nay chiếm 50% dân số, trong đó có 39,7 triệu người sử dụng Mobile Internet. “Đây là thời điểm vàng để dịch chuyển truyền hình truyền thống sang truyền hình Internet”, ông Giản nói.
Và năm 2016 chính là thời điểm chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ ấy. Nhận định trên cũng được ông Phạm Thành Nam, Giám đốc Công ty CP công nghệ số Sao Bắc Đẩu đồng tình. Theo ông, người dùng đang nhanh chóng chuyển sang màn hình thứ 2 (Second Screen), một thiết bị độc lập với tivi và trở thành một phần không thể thiếu trong việc trải nghiệm. 
Một câu hỏi được đặt ra là truyền hình OTT (Over The Top - giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet) liệu có phải là tương lai của ngành truyền hình tại Việt Nam.
 
Triển lãm Telefilm 
 
Theo ông Phạm Anh Chiến, Giám đốc Trung tâm Sản xuất và kinh doanh nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam, thời gian xem tivi truyền thống giảm, lượng xem trên Internet ngày càng tăng.
Hiện không chỉ các đài truyền hình mà lĩnh vực này còn có sự nhập cuộc mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, những người sáng tạo nội dung cho đến chủ sở hữu các nền tảng trực tuyến. Tại Việt Nam, YouTube, Netflix, Iflix, VTV Go, FPT Play, Danet, ZTV, Clip TV, My K+, Daily motion... là những đơn vị tiên phong.  
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, tại sao lại làm OTT, ông Nguyễn Minh Thảo, người sáng lập và quản lý của Umbala, cho biết: “Nói OTT là sân chơi của các ông lớn không sai. Tuy nhiên, chúng tôi muốn tạo sân chơi cho những người bình thường, trong đó đối tượng Umbala hướng đến là các bạn tuổi teen”.
Ông Phan Thanh Giản thì khẳng định, dù mất 5 năm thua lỗ hàng triệu USD, nhưng đơn vị vẫn quyết tâm và tin OTT tại Việt Nam vẫn có chỗ đứng riêng. “Đó là phương thức dễ nhất, rẻ nhất và cách tiếp cận người dùng nhanh nhất”, ông Shaun Ray - Kiến trúc sư trưởng khu vực ASEAN của Amazon Web Services (AWS) cho biết.  
Cơ hội song hành thách thức
Thống kê từ ông Phạm Anh Chiến cho thấy, doanh thu từ thị trường quảng cáo số năm 2016 tại Việt Nam đạt 58 triệu USD và dự kiến tăng lên 76 triệu USD trong năm 2017 và có thể tiệm cận 171 triệu USD vào năm 2020.
Theo ông Phạm Thành Nam, sự phát triển của truyền hình trên Internet là cơ hội để tăng doanh thu cho các đài phát thanh - truyền hình hiện nay. Ngoài việc cố gắng duy trì lượng khán giả trung thành, việc phát triển lượng khán giả mới trên nền tảng OTT là cách để tối đa hóa doanh thu cho các đài truyền hình, đặc biệt, khi quảng cáo trên internet đang tăng mạnh. Sau khi có nền tảng công nghệ tốt, việc duy nhất cần làm là chuẩn bị nội dung.
Ông Thanh Giản phát biểu thêm, cách duy nhất để các đài truyền hình ứng phó với “cơn lũ Internet” là phải chấp nhận sống chung và cạnh tranh một cách sòng phẳng… 
Thách thức lớn nhất đối với các đơn vị kinh doanh truyền hình Internet hiện nay, theo ông Phạm Anh Chiến là có thêm bao nhiêu khách hàng và thời gian họ xem các sản phẩm là bao lâu. “Ai giữ chân được khách hàng lâu hơn, người đó có nhiều tiền hơn”.
VTV Go lên kế hoạch từ cuối 2017 sẽ có riêng đội ngũ sản xuất nội dung dành cho OTT. “Càng có nhiều nội dung, người dùng càng có nhiều lựa chọn”, ông Giản nói. Trong khi đó, ông Thảo cũng như ông Chiến thì nhấn mạnh đến tính tương tác với khán giả nhằm tạo sự hấp dẫn, tăng tính chia sẻ. 
Các nhà sản xuất cũng nhìn nhận thực tế, hiện nay nhiều nội dung trên các nền tảng OTT tại Việt Nam vẫn còn chất lượng kém. Đặc biệt, chúng ta chưa có nhiều series phim được sản xuất riêng cho OTT, điều mà các đơn vị nước ngoài như Netflix đã làm rất hiệu quả.
Một câu hỏi khác được đặt ra, OTT phát triển như vũ bão liệu có xảy ra khả năng truyền hình truyền thống sẽ mất đi trong 10 - 20 năm nữa.
Theo ông Shaun Ray, ngay cả ở nước ngoài, nhiều thứ trên OTT vẫn chưa được hoàn thiện. Đặc biệt, nhiều nội dung là thế mạnh của truyền hình truyền thống như: tin tức trực tuyến, thể thao...
Riêng ở Việt Nam, do đặc thù OTT mới chỉ phủ sóng ở các đô thị lớn nên truyền hình truyền thống chưa dễ biến mất.

Nguồn: VĂN TUẤN/ sggp.org.vn

 

Nhiều ông lớn công nghệ bắt tay hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố
Nhiều ông lớn công nghệ bắt tay hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố

Microsoft, Facebook, YouTube và Twitter đã thành lập nhóm Global Internet Forum to Counter Terrorism, để chống lại chủ nghĩa khủng bố lan truyền trên nền tảng của mình

Theo Neowin, Global Internet Forum to Counter Terrorism (GIFCT) sẽ hỗ trợ các dịch vụ của Microsoft, Facebook, YouTube và Twitter chống lại các nội dung thù địch được phát tán bởi những kẻ khủng bố và có tư tưởng bạo lực.
Bốn nền tảng này sẽ chia sẻ dữ liệu và các nguồn lực để chống nội dung khủng bố và phát triển các kỹ thuật phát hiện mới cho mục đích này. Diễn đàn GIFCT cũng nhằm mục đích giúp các công ty mở rộng sự hợp tác với các công ty công nghệ nhỏ hơn nhằm chống lại các nội dung mang tư tưởng cực đoan.
Các thành viên của diễn đàn tin rằng, bằng cách làm việc với nhau họ sẽ có tác động lớn hơn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố. Như tuyên bố từ Twitter cho biết, sự lan rộng của khủng bố và chủ nghĩa cực đoan là một vấn đề cấp bách mang tính chất toàn cầu và là một thách thức dành cho tất cả chúng ta. Các công ty đều có những chính sách và phương pháp riêng để xóa bỏ nội dung cực đoan hoặc mang tính chất bạo lực trên các dịch vụ tiêu dùng. Việc các công ty làm việc với nhau, chia sẻ các yếu tố công nghệ có thể giúp họ đối phó tốt hơn với các nội dung khủng bố trực tuyến.
Diễn đàn GIFCT dựa trên các sáng kiến như EU Internet Forum và Shared Industry Hash Database trước đó. Twitter nói rằng điều này sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu, Liên Hiệp Quốc và thậm chí cả các nhóm xã hội dân sự.

Nguồn: Kiến Văn/ thanhnien.vn

Nhiều
Nhiều "ông lớn" ngành bánh kẹo đầu tư mạnh quảng cáo truyền hình

Nhiều “ông lớn” của ngành bánh kẹo đã “chịu chơi” chi tiền vào quảng cáo truyền hình ở những khung giờ vàng để mua “niềm vui trẻ con” và đẩy mạnh bán hàng. Trong 4 tháng đầu năm 2017, chi phí các nhãn hàng bỏ ra hơn 302 tỷ đồng cho 281.834 giây quảng cáo bánh kẹo, đã thu về hơn 851 triệu lượt xem, xét trên cả hai thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Từ trước tới nay, việc kinh doanh bánh kẹo được coi là mảng kinh doanh khá an toàn và đem lại lợi nhuận cao. Do đó, ngành công nghiệp bánh kẹo đang thu hút đầu tư mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về vốn và công nghệ.

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường BMI (Business Monitor International - một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính hàng đầu thế giới), nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo của thị trường trong nước đến năm 2018 sẽ đạt khoảng 40.000 tỷ đồng/năm. Hiện tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người tại Việt Nam chỉ ở mức 2kg/người/năm, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm. Đặc biệt, tại thị trường nông thôn, mức tiêu thụ bánh kẹo vẫn còn rất hạn chế nên hứa hẹn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Vì vậy, việc các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo để sản phẩm đến với người tiêu dùng là điều dễ hiểu.

Theo số liệu của VIETNAM-TAM, các doanh nghiệp bánh kẹo quảng cáo liên tục và xuyên suốt cả ngày nhưng không vì thế mà dàn trải, thiếu hiệu quả. Cụ thể, riêng hai khung giờ 12h-14h và 18h-23h đã chiếm hơn 85% tổng chi phí quảng cáo của cả ngành, đây đều là khung giờ vàng trong ngày thu hút được nhiều người xem. Các kênh được các nhãn hàng này lựa chọn là VTV3, HTV7, VTC7 – TodayTV, THVL1,… để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.

Trong đó có Top 3 nhãn hàng chiếm 80% thị trường quảng cáo bánh kẹo là: Alpenliebe, Custas, Danisa,… 

4 tháng đầu năm 2017, với hơn 302 tỷ đồng các nhãn hàng bánh kẹo chi cho 281.834 giây lên sóng quảng cáo đã thu về hơn 851 triệu lượt xem, xét trên cả hai thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, về toàn cảnh quảng cáo trên truyền hình, ngành bánh kẹo lại chỉ chiếm 2,66% và đứng thứ 11, một con số còn khá khiêm tốn với thị trường đầy tiềm năng như hiện nay. Liệu có phải các nhãn hàng bánh kẹo chưa khai thác tối đa về quảng cáo truyền hình?. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, thị trường bánh kẹo tại Việt Nam đang biến động trong những năm tới, hứa hẹn ngành quảng cáo truyền hình về bánh kẹo sẽ trở nên sôi động hơn trong những năm tới.

 

Nguồn: Trần Thiện Tùng - VIETNAM-TAM

Quảng bá gây sốc, lợi bất cập hại
Quảng bá gây sốc, lợi bất cập hại

Câu chuyện nhà diễn thuyết kinh tế, tác giả cuốn sách Dám làm giàu rải tiền từ khinh khí cầu gây xôn xao dư luận những ngày qua. 

Câu chuyện này mở đầu vốn đơn giản là một hoạt động quảng bá sách, tác giả muốn gây ấn tượng mạnh nhằm tạo sự chú ý của bạn đọc đến với tác phẩm của mình.
Việc sử dụng khinh khí cầu để giới thiệu sách đã gây ấn tượng lớn, bởi đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có cách giới thiệu sách như vậy. Tuy nhiên, tác giả đã đi xa hơn khi rải bao lì xì tiền từ khinh khí cầu xuống (với hàm ý gửi đến bạn đọc cơ hội làm giàu). Vì là tiết mục quảng cáo nên khâu tổ chức cũng mang tính chủ động như thuê diễn viên quần chúng, tổ chức khép kín, quay phim, dàn dựng chuyên nghiệp… 
Thế nhưng, sự cố xảy ra khi những cơn gió đã thổi các bao lì xì bay ra ngoài đường phố và người dân đã xúm lại nhặt, gây phản ứng tiêu cực. Các thông tin, hình ảnh về vụ rải tiền tràn ngập các trang mạng xã hội và nhận nhiều lời phê phán. Kết cục, sau buổi quảng bá, một cuốn sách vốn được đánh giá là độc đáo, gần gũi với môi trường kinh doanh trong nước lại bị dè bỉu, chê bai vì hành động bị đánh giá là không phù hợp với văn hóa truyền thống.
Câu chuyện cho thấy việc làm văn hóa, đặc biệt là các hoạt động mang tính cộng đồng như quảng bá sách thật không dễ dàng. Đã có không ít những ví dụ về việc quảng bá gây sốc như: vụ ra mắt cuốn sách của diễn viên Lê Kiều Như với những cảnh phim có hình ảnh “nóng” của chính tác giả; vụ tự truyện của Lê Vân... 
Trong bối cảnh ngành xuất bản ngày càng phát triển, sách cũng là một loại hàng hóa nên cũng cần quảng bá, giới thiệu. Thế nhưng, với vai trò là một loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi việc giới thiệu sách cần có những nét văn hóa riêng. 
Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ đẹp hơn nhiều nếu thay vì tiền, tác giả thả thẻ tặng sách hay những tấm thiệp gửi gắm ý chí làm giàu mà sách chuyển tải. Thay vì chi hàng tỷ đồng mời các nhân vật nổi tiếng lăng xê cuốn sách, sẽ hay hơn nếu một phần số tiền này được dùng cho mục đích hỗ trợ những gia đình, mảnh đời khó khăn...
Trên thực tế, mục đích của các tác giả chủ yếu là làm sao để những ý tưởng, tư duy của mình đến được với nhiều người. Đó là lý do để họ thực hiện những hành động gây ấn tượng mạnh, thậm chí gây sốc. Thế nhưng, rõ ràng việc gây sốc mà thiếu đi yếu tố văn hóa đã tạo hiệu ứng ngược, thậm chí có khi còn ảnh hưởng đến cả đời sống cá nhân, công việc của chính các tác giả.
Nguồn: XUÂN THÂN/sggp.org.vn
Hàng trăm nghìn tài khoản Facebook, Gmail bị đánh cắp
Hàng trăm nghìn tài khoản Facebook, Gmail bị đánh cắp

Hơn 1 tháng kể từ vụ lây lan mã độc WannaCry gây rúng động thế giới, hôm qua ngày 23.6, một lượng lớn tài khoản Facebook, Gmail, Yahoo và một số email cá nhân ở các ngân hàng tại VN được công bố đã bị đánh cắp

Nguy hiểm tài khoản bị chiếm dụng
Ngày 22.6, Phòng An toàn thông tin Công ty cổ phần VCCorp. (Hà Nội) công bố đã phát hiện được một lượng thông tin tài khoản email, internet của hàng nghìn cá nhân tại VN bị đánh cắp. Ông Lê Nguyên Khang, Trưởng phòng An toàn thông tin Công ty VCCorp., cho biết cách đó vài ngày, trên hệ thống nội bộ công ty có phát hiện dấu hiệu bất thường ở tài khoản quản trị một trang web trực thuộc nên bắt đầu truy tìm và phát hiện tài khoản này đã bị tin tặc chiếm quyền điều khiển.
Sau khi tiến hành điều tra, đơn vị này xác định được một lượng lớn thông tin tài khoản bị lấy cắp từ máy tính cá nhân của nhân viên này thông qua một mã độc dưới dạng phần mở rộng (extension) trên trình duyệt Chrome. Quan trọng hơn, đây lại là một phần mở rộng nhái lại của chương trình IDM - Internet Download Manager rất phổ biến tại VN và được sử dụng trên 2 trình duyệt hàng đầu hiện nay là Google Chrome và Cốc Cốc. Đáng chú ý, đây không phải là hành vi đánh cắp của một cá nhân mà theo kết quả điều tra có đến một nhóm người cùng thực hiện. Thống kê sơ bộ, nhóm hacker đã lấy cắp được thông tin đăng nhập (gồm username và password) của khoảng 55.000 tài khoản Facebook, 6.000 tài khoản Gmail, 5.000 tài khoản Yahoo và hơn 5 triệu cookie các trang phổ biến như Facebook, Google Mail, Yahoo Mail, Hotmail hay cả PayPal. Trong đó thậm chí có cả danh sách email của nhân viên một số ngân hàng tại VN gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, OCB...
Hình thức lừa đảo này không mới nhưng khá nguy hiểm khi nhóm tin tặc sở hữu cả thông tin về các trang web mà người dùng đã truy cập được lưu lại trên máy tính nên dễ dàng chiếm được tài khoản mail dù sử dụng tính năng bảo mật 2 lớp. Hay như tài khoản ví Paypal, do không có xác thực OTP nên chỉ cần có thông tin đăng nhập là có thể sử dụng mua hàng, thanh toán trên toàn thế giới. “Đặc biệt đa số tài khoản mail của người dùng tại VN được cài thẳng trên trình duyệt Google Chrome và lưu trữ nhiều thông tin quan trọng về các tài khoản ngân hàng, bảo hiểm... nên việc bị chiếm dụng tài khoản là rất nguy hiểm. Các ngân hàng cũng đã liên hệ và chúng tôi đã cung cấp danh sách email bị đánh cắp để họ ra khuyến cáo cho toàn hệ thống nhằm ngăn chặn những rủi ro phát sinh”, ông Lê Nguyên Khang chia sẻ thêm.
 
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phòng chống mã độc Công ty BKAV, các tài khoản mạng xã hội hay email bị tấn công ở VN từ trước đến nay rất dễ xảy ra. Một thống kê của BKAV cho thấy, trung bình mỗi tháng ở VN có khoảng 5 triệu lượt máy tính bị nhiễm mã độc. Với số lượng bị lây nhiễm đó thì số tài khoản bị mất cắp sẽ lên rất cao. Thậm chí, mã độc sau khi được cài đặt lây nhiễm vào máy tính thông qua một phần mềm, một tiện ích thêm cài trong các chương trình trình duyệt internet hay thông qua tập tin đính kèm email... có thể nằm vùng một thời gian dài rồi sau đó mới được kích hoạt để lấy thông tin.
Ảnh chụp màn hình số lượng tài khoản bị đánh cắp trong máy tính hacker
ẢNH: LÊ NGUYÊN KHANG
Tránh tải phần mềm lậu
Theo nhận định của TS Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía nam, hiện nay, xu hướng sử dụng mã độc để tấn công kiểm soát hệ thống và lấy cắp thông tin đang được các hacker sử dụng phổ biến. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ nguy hiểm hơn. “Đây là cảnh báo bổ ích cho mọi người. Đặc biệt những người dùng cá nhân không có chuyên môn về công nghệ thông tin và bảo mật phải cẩn thận hơn. Người dùng phải sử dụng chương trình diệt vi rút cho máy tính và cả điện thoại để nhanh chóng phát hiện khi có những dấu hiệu lạ. Hoặc nhớ không cài đặt vào máy các chương trình ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc để giảm nguy cơ bị nhiễm mã độc”, TS Võ Văn Khang nói.
Ông Vũ Ngọc Sơn cho biết có những thói quen bình thường nếu người dùng lưu ý thì sẽ hạn chế bị tin tặc chiếm quyền điều khiển máy tính. Đó là không mở các tập tin đính kèm email lạ, không truy cập vào các đường link hay trang web lạ… Phòng An toàn thông tin của VCCorp. cũng đưa ra khuyến cáo người dùng có thể bị lây nhiễm mã độc thông qua việc tải về các phần mềm lậu chủ yếu do tin tặc tải lên, trong đó sẽ đính kèm một tập tin thực thi nhiệm vụ theo trình tự gồm tắt trình duyệt internet đang chạy, tạo kết nối tới trang chứa phần mở rộng và cuối cùng tự động tải nội dung này về cài đặt trong máy nạn nhân. Sau đó thông tin đăng nhập của nạn nhân khi truy cập vào mọi trang web cũng như toàn bộ thông tin của người dùng gửi sẽ bị thu lại và về máy chủ của tin tặc. Ngoài ra, các tin tặc cũng tạo ra nhiều đường link gây tò mò, nạn nhân sau khi vào xem sẽ nhận được mời cài đặt một tiện ích thêm (plugin - để xem được nội dung, để dùng lướt web nhanh hơn...). Do vậy, theo ông Lê Nguyên Khang, để phòng tránh nguy cơ bị tấn công, người dùng nên kiểm tra các phần mở rộng đã được cài trong trình duyệt web và xem quyền truy cập máy tính có gì lạ không. Nếu nó đang được cấp quyền để vào được nhiều phần trong máy tính, tốt nhất là hãy nên gỡ bỏ chúng. Song song đó, hãy xóa thông tin truy cập vào các trang web hay các tài khoản đang được lưu trên máy tính và thực hiện thay đổi toàn bộ mật khẩu ở các dịch vụ điện tử đang sử dụng.
Thống kê sơ bộ, nhóm hacker đã lấy cắp được thông tin đăng nhập (gồm username và password) của khoảng 55.000 tài khoản Facebook, 6.000 tài khoản Gmail, 5.000 tài khoản Yahoo và hơn 5 triệu cookie các trang phổ biến như Facebook, Google Mail, Yahoo Mail, Hotmail hay cả PayPal

Nguồn: Mai Phương/thanhnien.vn

 

MobiFone hợp tác với Facebook, cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng
MobiFone hợp tác với Facebook, cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng

Sáng 25-5, tại Hà Nội, mạng di động MobiFone và mạng xã hội toàn cầu Facebook đã chính thức công bố việc hợp tác ra mắt dịch vụ Free Basics và Facebook Flex.

Theo thỏa thuận hợp tác này, lần đầu tiên tại Việt Nam, người tiêu dùng được tiếp cận dịch vụ của Facebook là Free Basics và Facebook Flex hoàn toàn miễn phí trên mạng MobiFone.

Hình ảnh tại  lễ công bố việc hợp tác ra mắt dịch vụ Free Basics và Facebook Flex. Ảnh: TRẦN BÌNH 

Free Basics là một cổng thông tin miễn phí cung cấp cho người sử dụng những thông tin cơ bản và hữu ích về đời sống xã hội: thể thao, giải trí, giáo dục, giao thông, việc làm, sức khỏe… từ quy mô địa phương đến phạm vi toàn cầu.

Dịch vụ này đã được Facebook phối hợp triển khai với hơn 80 nhà mạng di động trên toàn thế giới.

Với Facebook Flex, khách hàng có quyền truy cập vào mạng xã hội Facebook phiên bản rút gọn, theo dõi các tin tức của bạn bè và có thể bình luận, chia sẻ, và đặc biệt là có thể nhắn tin qua Facebook Messenger… miễn phí trên mạng MobiFone.
Khách hàng MobiFone có thể truy cập chính thức 2 dịch vụ nói trên từ hôm nay, 25-5-2017.
Facebook Flex và Free Basics là một cách đơn giản để người dùng tham gia trải nghiệm Facebook/internet mà không mất phí data. Với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ, đây là một cách hiệu quả để duy trì kết nối Facebook/internet khi tài khoản 0 đồng, đảm bảo sự liên tục của thông tin thông qua kết nối với mạng xã hội đang có số lượng người dùng lớn nhất thế giới.
 
 
Sự kiện ra mắt dịch vụ Free Basics và Facebook Flex tại Việt Nam hiện thực hóa và đánh dấu chủ trương lớn của MobiFone là tăng cường hợp tác với các đối tác tên tuổi trên thế giới.

Phát biểu tại sự kiện, ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc MobiFone chia sẻ: Free Basics và Facebook Flex là những sản phẩm của Facebook đang giúp nhiều người trên thế giới có thể tiếp cận với những dịch vụ internet cơ bản nhất một cách hoàn toàn miễn phí.

Đồng cảm với những dự định tốt đẹp, MobiFone là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam đã hợp tác với đối tác toàn cầu Facebook để đưa những dịch vụ hữu ích này về Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ giúp phổ cập tri thức, giúp người dân có thể nắm bắt thông tin để tham gia và thụ hưởng những thành quả từ cuộc cách mạng khoa học 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong khi đó, bà Anna Nygren, Giám đốc Phát  triển kinh doanh và đối tác di động khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Facebook cho biết, mục tiêu của Facebook là đưa internet và những lợi ích của việc kết nối không khoảng cách tới những nơi chưa có internet.

"Bằng việc giới thiệu những lợi ích của internet, chúng tôi hy vọng có thể giúp nhiều người tiếp cận với internet và cải thiện cuộc sống của họ".

Bà Anna Nygren cũng cho biết, Free Basics và Facebook Flex là những dịch vụ được Facebook triển khai thành công ở những nước đang phát triển trên toàn thế giới, nhất là những khu vực xa xôi, còn nghèo khó, cơ hội tiếp cận internet còn khó khăn. Qua đó giúp những người dân có hoàn cảnh khó khăn nắm bắt được nhiều thông tin, cải thiện cuộc sống.

Bà Anna Nygren  khẳng định, không chỉ MobiFone mà bất cứ mạng di động nào ở Việt Nam, nếu có cùng quan điểm, mục tiêu thì Facebook sẵn sàng hợp tác triển khai dịch vụ Free Basics và Facebook Flex.

Nguồn: sggp.org.vn

 

Bạn đã có thể tìm kiếm việc làm từ Google Search
Bạn đã có thể tìm kiếm việc làm từ Google Search

Sự ra mắt của công cụ tìm kiếm việc làm trên Google Search sẽ giúp các ứng viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm đúng với sở trường và chuyên môn. Tuy nhiên, tính năng này hiện mới chỉ được thử nghiệm tại một số quốc gia nhất định.

Tại Google I/O 2017 hồi tháng 5 vừa qua, Google đã công bố một sáng kiến mới mang tên Google for Jobs. Sáng kiến này có mục tiêu rất đơn giản, tận dụng hệ thống tìm kiếm khổng lồ của Google để tổ chức thông tin và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho tất cả mọi người.

Bước phát triển mới nhất của sáng kiến này chính là sự ra đời tính năng tìm kiếm việc làm dành cho các thiết bị di động và desktop. Tính năng này hiện mới chỉ được thử nghiệm tại một số quốc gia nhất định.

Theo The Verge, tính năng này có cách hoạt động khá đơn giản. Người dùng chỉ cần nhập các từ khóa công việc cụ thể, Google sẽ hiển thị danh sách việc làm được thu thập từ nhiều nguồn uy tín. Thông tin chủ yếu lấy từ các trang web việc làm nổi tiếng như LinkedIn, Monster, Glassdoor, DirectEmployers, CareerBuilder, Facebook và từ chính Google.

Người dùng có thể nhấp vào các kết quả để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc lọc danh sách tìm kiếm theo nhiều tiêu chí như vị trí công việc, người tuyển dụng hay ngày lập danh sách. Việc cung cấp cách thức lọc công việc theo vị trí hoặc chức vụ sẽ giúp người tìm việc có thể nộp đơn chính xác hơn cho từng công việc.

Đối với các nhà tuyển dụng, để xuất hiện trên hệ thống kết quả tìm kiếm việc làm của Google, họ sẽ cung cấp đầy đủ logo, đánh giá, xếp hạng và chi tiết công việc muốn tuyển dụng.

Tại Google I/O 2017, hãng khẳng định sử dụng máy học để tổ chức và sắp xếp hệ thống dữ liệu, bao gồm việc tự động nhóm các công việc giống nhau. Việc sử dụng máy học cho phép Google sắp xếp tất cả công việc liên quan vào cùng một kết quả tìm kiếm, đồng thời loại bỏ mọi sự trùng lặp.

Hiện chưa rõ khi nào Google sẽ triển khai tính năng này trên toàn cầu.

Nguồn: Genk.vn

 

Vì sao startup không nên truyền thông quá sớm?
Vì sao startup không nên truyền thông quá sớm?

Bị "ám ảnh" bởi sự bùng nổ của các chiến dịch truyền thông, phần lớn startup đều ra sức đầu tư để quảng bá trước khi họ thực sự sẵn sàng ra mắt người dùng. Và đây là lý do họ thất bại

Bài học từ Ello

Mùa Thu năm 2014, Facebook đối diện với cơn bão phản ứng từ người dùng do áp dụng chính sách sử dụng tên thật trên Facebook và sau đó bán lại thông tin của người dùng. Khi đó, một mạng xã hội mới với tên gọi Ello đã nhanh chóng chớp thời cơ.

Ello ra đời với cam kết cho phép quảng cáo miễn phí, và không bao giờ bán dữ liệu của người dùng, vì "Bạn không phải là một sản phẩm". Thời điểm ra mắt không thể hoàn hảo hơn. Báo chí gọi Ello là "mạng xã hội chống Facebook". Kết quả là mỗi giờ có 30.000 người dùng mới gửi yêu cầu tham gia mạng xã hội Ello.

Song, thành công này nhanh chóng có vị chát. Khi cộng tác với một vài nhà thiết kế và lập trình tại Vermont, Ello không có đủ thiết bị để xử lý một lượng truy cập lớn như vậy và gây ra nhiều trải nghiệm xấu cho người dùng. Hơn hết, trang Ello vẫn chỉ mới định hình phần khung và nhiều người dùng khi tham gia lại mong đợi những tính năng tương tự như Facebook đã bị thất vọng. Dĩ nhiên, thành công của Ello không kéo dài.

Câu chuyện của Ello cho thấy một thực tế có thể xảy ra khi một startup đạt được thành công về truyền thông vượt quá khả năng vận hành của họ ở thời điểm đó.

Truyền thông: cần nhưng không quá khẩn

Hầu hết những nhà sáng lập muốn đầu tư một phần vào việc phủ sóng truyền thông. Họ biết rằng truyền thông rộng rãi có thể là một tín hiệu sớm, quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh. Truyền thông giúp thu hút các khách hàng, đối tác, nhân viên và các nhà đầu tư mà công ty cần để "cất cánh".

Các nghiên cứu cũng hậu thuẫn cho luận điểm này. Cụ thể, HBR đã nghiên cứu 60 công ty được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư mạo hiểm và phát hiện ra rằng những startup thành công đều gần như thu hút được nhiều đơn vị truyền thông đưa tin về hoạt động trong suốt quá trình xây dựng. Các công ty thành công được nhắc đến trong nhiều bài viết, tiêu đề lớn của các nhà xuất bản, các đơn vị đưa tin hơn so với các công ty thất bại.

Nghiên cứu này có thể gia tăng thêm áp lực với các startup trong quan điểm cần đổ tiền của vào chiến lược truyền thông càng sớm cáng tốt. Thực tế không đơn giản như vậy.

Truyền thông là yếu tố quan trọng trong xây dựng doanh nghiệp, nhưng sự thu hút truyền thông phải được định hướng bởi các tăng trưởng thực sự của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Khi các nhà sáng lập "mời gọi" truyền thông từ quá sớm, họ sẽ không thể cung cấp kịp các sản phẩm, dịch vụ theo chất lượng đã hứa với khách hàng.

Một trong những điều đầu tiên các doanh nghiệp mới cần làm là phác thảo một câu chuyện rõ ràng về công ty, như: vì sao công ty được thành lập, mục tiêu công ty là gì. Đây là những nền tảng cơ bản để thu hút và động viên nhân viên, phát triển chiến lược cũng như trình bày trước khách hàng và nhà đầu tư. 

Các câu hỏi này cũng là bước đầu tiên để phát triển cách tiếp cận truyền thông của bạn, nhưng nó chưa cần thiết khi bạn chưa xác định rõ các quy trình làm việc, dây chuyền cung ứng hoặc mô hình kinh doanh cụ thể.

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu bước ra công chúng là khi công ty của bạn đạt được một cột mốc phát triển nhất định, như: thu hút được khách hàng mới hoặc ra mắt sản phẩm. Tập trung nghiên cứu các mục tiêu của công ty và quảng bá sau khi bạn đã đạt được chúng. Khi bạn được truyền thông chú ý, hãy lan tỏa rộng rãi và đảm bảo rằng các đối tác mục tiêu (nhà đầu tư, đối tác kinh doanh...) đều thấy được chúng.

Đừng lo lắng quá mức về việc các tin tức xuất hiện tiêu cực, vì theo nghiên cứu của HBR, sự quan tâm của báo chí là dấu hiệu tốt cho thấy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Chẳng hạn, các rắc rối về lạm dụng tình dục hoặc lối hành xử của tài xế Uber sẽ không bị báo chí thế giới đề cập nếu như Uber không phải là người đứng đầu của mảng kinh doanh này.

Một bí quyết quan trọng khác với các startup vừa hình thành: nên cẩn trọng trước khi quyết định hợp tác với các công ty truyền thông hoặc nhân sự truyền thông. Những người thực sự giỏi thì bạn không đủ tiền để trả mà những người đề nghị hỗ trợ miễn phí thì nên tránh.

Tóm lại, mọi công ty đều cần chiến lược truyền thông để xây dựng nhận thức và phát triển doanh số, song đây chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh tổng thể. Các hoạt động truyền thông nên đồng nhất với mức độ phát triển thực sự của công ty. Các công ty thành công ngoài việc kể chuyện hiệu quả, họ cũng xây dựng cả những nền tảng bền vững để kể chuyện trong tương lai.

Nguồn: doanhnhânsaigononline

5 tượng đài công nghệ bị khai tử vì quyết sách sai lầm
5 tượng đài công nghệ bị khai tử vì quyết sách sai lầm

Sau hơn 2 thập kỉ góp mặt trên thị trường công nghệ, Yahoo đã chính thức bị khai tử sau nhiều quyết sách sai lầm. Trước đó, Kodak, Motorola, Blockbuster, Nokia cùng mắc phải sai lầm

Dưới đây là tổng hợp về 5 thương hiệu lớn suy yếu hoặc phải bán mình do những quyết định sai.

Yahoo ngộ nhận về bản thân

Ra đời năm 1995, Yahoo đã trở thành công ty tiên phong trong lĩnh dịch vụ Intertnet với gần một tỉ người dùng. Ở thời điểm đó, Yahoo đóng vai trò như cổng thông tin tổng hợp từ tìm kiếm, thư điện tử, blog đến game, lưu trữ... Vào thời kì hoàng kim (năm 2000), giá trị vốn hóa thị trường của Yahoo đạt 128 tỉ USD, gấp 2 lần Walt Disney. Quy mô nhân sự đạt đỉnh điểm vào năm 2007 với 14.000 người.

Nhưng khủng hoảng tài chính xuất hiện một năm sau đó đã nhanh chóng xóa đi tất cả. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo Yahoo đã không tìm được hướng đi cho riêng mình mà chỉ biết kiếm tiền bằng bán quảng cáo vì lầm tưởng Yahoo là công ty truyền thông, không phải hãng phần mềm.

Trước đó, Yahoo cũng được cho là đã mắc sai lầm khi bỏ qua cơ hội thôn tính Google ở thời điểm công ty này mới xuất hiện trên thị trường và quy mô hoạt động còn nhỏ bé. Để giờ đây, Google trở thành thương hiệu lớn nhất trên Internet khiến Yahoo không đủ sức cạnh tranh, đành chấp nhật bán mình với giá 4,48 tỉ USD, chấm dứt 22 năm phiêu lưu trên thị trường công nghệ.

Kodak thờ ơ với máy ảnh số

Cũng mắc phải sai lầm tương tự là Kodak. Do ảo tưởng về sức mạnh của bản thân, nên hãng máy ảnh danh tiếng nước Mỹ đã không nhận thấy thời cuộc đang thay đổi.

Thờ ơ với máy ảnh số khiến Kodak phá sản.

Còn nhớ năm 1975, khi một kĩ sư của hãng đã trình bày ý tưởng về máy ảnh "không dùng phim", ban lãnh đạo Kodak đã cười lớn vì cho rằng: Điều đó thật hoang đường. Gần 4 thập kỉ sau, năm 2012, Kodak đã phải tuyên bố phá sản vì không kịp thích nghi với kỉ nguyên kĩ thuật số, cho dù hãng đã phát minh ra máy ảnh kĩ thuật số, nhưng lại không có lòng tin vào sản phẩm đó.

Blockbuster từ chối Netflix

Năm 2000, Reed Hastings đã gặp Blockbuster - công ty cho thuê DVD và video trò chơi đình đám thời đó - để chào bán Netflix với giá 50 triệu USD. Tuy nhiên, Blockbuster đã từ chối lời chào mới này. Đó chính là điều mà sau này ban lãnh đạo Blockbuster phải hối tiếc. Vì sau đó, Blockbuster đã biến mất trên thị trường mà nguyên nhân là do Netflix đã góp phần khiến DVD trở nên lỗi thời.

Nokia chọn sai đối tác và nền tảng tiếp theo

Khi Nokia đang dẫn đầu và là hãng đầu tiên đưa ra khai niệm smartphone, thì Apple chẳng là gì cả trên thị trường điện thoại. Tuy nhiên, sai lầm của Nokia xuất phát từ đây khi ông hoàng di động thời đó đã không sớm nhận ra mối đe dọa từ iPhone.

Nokia sai lầm trong việc chuyển qua Windows Phone.

Trong khi Apple cho ra đời hệ điều hành iOS với cả hệ sinh thái đi kèm mang đến người dùng trải nghiệm mới mẻ và thú vị khi tương tác với điện thoại, Android cũng bắt đầu trỗi dậy và đi theo con đường của iOS, thì Nokia vẫn trung thành với hệ điều hành Symbian đã già cỗi, lạc hậu.

Khi nhận ra sai lầm này, thì Nokia lại mắc phải sai lầm khác khi quyết hợp tác với Microsoft đang có mưu đồ dựa vào Nokia để tiến vào thị trường điện thoại. Hệ quả là dòng điện thoại Windows Phone đã không có được kết thúc có hậu. Nokia bị thôn tính, dòng smartphone Lumia bị khai tử. Tất cả đã đặt dấu chấm hết cho triều đại Nokia.

Motorola

Sau nhiều lần đổi chủ, số phận của Motorola đã được định đoạt khi Lenovo tuyên bố không sử dụng tên gọi Motorola cho các dòng điện thoại của hãng. Điều đó cũng có nghĩa thương hiệu Motorola chính thức biến mất khỏi thị trường điện thoại kể từ năm 2016.

Motorola hiện đã mất thương hiệu.

Quyết định trên không khiến giới phân tích thị trường bất ngờ, nhưng đã để lại nhiều tiếc nuối không chỉ cho fan của Motorola mà cho cộng đồng công nghệ thế giới. Bởi trước đó, Motorola từng là biểu tượng của người Mỹ, nằm giữ vị thế dẫn dắt thị trường điện thoại di động trong những năm 1990 trước khi bị Nokia tiếm ngôi vào năm 1998.

Nhưng cũng giống như Nokia, Motorola đã mắc sai lầm khi không thể bắt kịp những đổi mới nhanh chóng của thị trường điện thoại và bị tụt lại phía sau trước những bước tiến mạnh mẽ của Apple và Samsung.

Theo Zing. 

 

 

Vì sao Microsoft áp đảo trên mảng kinh doanh doanh nghiệp, cả Google và Facebook không thể nào làm gì nổi?
Vì sao Microsoft áp đảo trên mảng kinh doanh doanh nghiệp, cả Google và Facebook không thể nào làm gì nổi?

Google và Facebook đã và đang tung ra rất nhiều đòn đánh vào thị trường doanh nghiệp - nguồn thu ổn định, lâu dài nhất của Microsoft. Nhưng thèm muốn là một chuyện, thành công hay không lại là chuyện khác.

Tham vọng của các ông lớn công nghệ đối với thị trường phần mềm doanh nghiệp là rất rõ ràng. Khác với thị trường người tiêu dùng có thể thay đổi nhu cầu trong phút chốc, dịch vụ/phần mềm cho doanh nghiệp là nhắc đến những miếng ăn dài hơi và màu mỡ. Chỉ cần một bản hợp đồng là bạn vừa có thể bán bản quyền, vừa có thể "ăn" phí hỗ trợ lâu dài.

Chính bởi vậy mà các ông lớn dù đang sống tốt trên các lĩnh vực khác vẫn luôn muốn tìm cách tiến vào thị trường doanh nghiệp. Facebook có một phiên bản dành riêng cho doanh nghiệp mang tên Facebook at Work (mới đổi tên thành Workplace) để nhân viên cùng một công ty vừa có thể "khoe khoang", vừa có thể chat, chia sẻ file... cùng nhau ngay trong lúc đang làm việc. Google vẫn đang sống tốt bằng tìm kiếm, di động và nhiều lĩnh vực khác nhưng vẫn không ngừng tìm cách cạnh tranh với Microsoft Office và các bộ công cụ làm việc nhóm khác

Kẻ áp đảo

Đặc biệt, đứng trước thế áp đảo của Amazon và Microsoft trên đám mây, Google vẫn tham vọng chen chân được vào lĩnh vực hạ tầng doanh nghiệp. Trong suốt hàng năm trời, Google Cloud Platform đã luôn được tung hô là một trong những mũi nhọn cạnh tranh của gã khổng lồ tìm kiếm.

Nhưng Google và Google chắc chắn sẽ không thể chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường doanh nghiệp trong tương lai gần. Facebook Workplace miễn phí nhưng vẫn chưa có bất cứ con số nào đáng công bố về khách hàng, lượng người dùng... Doanh thu của cả đám mây GCP, Play Store và mảng phần cứng Google gộp lại trong cả quý vừa qua chỉ là 3,1 tỷ USD.

Trong cùng một quý, riêng doanh thu đám mây của Microsoft đã là 6 tỷ USD. Mảng doanh nghiệp của Microsoft (Productivity and Business Processes) thu về gần 8 tỷ USD. Không một đối thủ nào trên lĩnh vực công cụ làm việc trực tuyến có thể mơ đến con số 85 triệu người dùng của Office 365.

Vì sao Microsoft thống trị?

Có 2 lý do chính dẫn đến sự thống trị của Microsoft trên lĩnh vực "đẻ trứng vàng" doanh nghiệp.

Thứ nhất, dù áp đảo đến mấy thì Facebook và Google về bản chất vẫn là những công ty sống bằng quảng cáo. Facebook và Google đọc dữ liệu của người dùng để tìm cách đưa ra những mẩu quảng cáo phù hợp nhất. Vẫn biết rằng bất cứ gã khổng lồ nào bước chân vào thế giới doanh nghiệp cũng sẽ tìm mọi cách để chứng minh rằng các mảng kinh doanh của mình độc lập với nhau, nhưng trong thời đại quyền riêng tư vẫn luôn là một mối lo, danh tiếng trên mảng quảng cáo vẫn sẽ là con dao hai lưỡi làm hại Facebook và Google.

Thứ hai, ngay cả trong thời đại WWW và đám mây lên ngôi, PC vẫn là loại thiết bị duy nhất có thể phục vụ cho công việc. Microsoft nắm trong tay hệ điều hành đại diện cho cả thị trường PC. Các hệ thống đám mây, portal, database, bất cứ một loại middleware nào khác của Microsoft đều có lợi thế tích hợp dễ dàng với Windows.

Quan trọng hơn, Office và nhiều công nghệ khác của Microsoft vẫn đang hỗ trợ cả những hệ điều hành hoặc các chủng loại thiết bị có thể đe dọa chút ít tới PC Windows như iPad Pro và Mac. Google hay bất cứ ai khác có thể "nhái" được Word, Excel và PowerPoint, nhưng "nhái" các ứng dụng khác của Office như Visio, Projects hay Outlook là không thể. Trên lĩnh vực văn phòng, mức độ áp đảo của Microsoft còn cao gấp nhiều lần so với các lĩnh vực hệ điều hành và đám mây.

Gã khổng lồ duy nhất

Trong tất cả các ông lớn công nghệ hiện tại, chỉ có Microsoft là được lãnh đạo bởi 1 người xuất thân từ lĩnh vực doanh nghiệp: vị trí lãnh đạo đầu tiên của Satya Nadella tại Microsoft là ở mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn 15 năm tiếp theo, chức vụ của ông liên tục gắn với các mảng doanh nghiệp và đám mây. Khi lên nắm quyền, quyết định nổi trội đầu tiên của ông là tái cơ cấu Microsoft thành 3 mảng lớn: điện toán cá nhân, doanh nghiệp và đám mây.

Đến thời điểm hiện tại, Microsoft vẫn thể hiện tầm nhìn cực kỳ trọng tâm vào 2 chữ "nền tảng". BUILD 2017 tràn ngập các ví dụ về sự ưu ái của giới doanh nghiệp dành cho Microsoft. Cùng lúc, Google vẫn bối rối trong giai đoạn chuyển giao từ quảng cáo lên AI, còn Facebook về bản chất vẫn chỉ có thể "bắt nạt" các đối thủ trong lĩnh vực social mà thôi.

Điều này có nghĩa rằng dù có cố gắng đến mấy thì không một gã khổng lồ phần mềm/dịch vụ nào có thể thay đổi được vị thế của Microsoft. Khi PC đã chìm vào dĩ vãng, khi Windows Phone đã chết, gã khổng lồ phần mềm đã cũng đã kịp xây dựng một mảng kinh doanh không thể bị đánh bại

Nguồn: Genk.vn

Bí quyết truyền thông thương hiệu tích cực và hiệu quả
Bí quyết truyền thông thương hiệu tích cực và hiệu quả

Cuộc bầu cử tổng thống vừa qua tại Mỹ cho thấy sức mạnh vượt trội của truyền thông mạng xã hội so với truyền thông chính thống.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, bà Hillary Clinton với 200 kênh truyền thông chính thống áp đảo hoàn toàn so với ông Donald Trump – vỏn vẹn 6 kênh. Trong khi đó, trên kênh truyền thông xã hội, chiến dịch truyền thông công phu với các luồng trao đổi hai chiều và tích cực của ông Trump tỏ ra rất hiệu quả.

Nói một cách cô đọng thì thất bại của bà Clinton nằm ở việc các thông điệp được truyền đi từ kênh chính thống không tương thích với các thông điệp trên mạng xã hội. Với những người làm truyền thông cho doanh nghiệp, bài học rút ra chính là truyền thông chính thống hay mạng xã hội đều có uy lực to lớn và cần được kết hợp sử dụng một cách cẩn trọng.

Để xây dựng được giá trị thương hiệu tích cực và bền vững, doanh nghiệp cần chuyển tải thông điệp truyền thông một cách nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông có liên đới. Duy trì kiểm soát và phân tích thông điệp sẽ đảm bảo các thông điệp không bị chệch khỏi định hướng của doanh nghiệp.

Hiện nay, không ít trường hợp truyền thông chính thống tổng hợp từ các thảo luận xã hội, còn mạng xã hội cũng chia sẻ và phát triển chủ đề từ kênh chính thống. Trang BuzzFeed nổi tiếng vận hành hoàn toàn theo nguyên lý này. Kết quả là việc quản lý uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.



Đây là một bức tranh rất mới hiện nay, khi người tiêu dùng đón nhận thông tin từ nhiều nguồn và ranh giới giữa truyền thông chính thống với mạng xã hội bị lu mờ đối với các doanh nghiệp. Khách hàng không hề biết đến cái gọi là “chiến lược truyền thông chính thống” hay “chiến lược truyền thông xã hội”, họ chỉ biết thương hiệu của bạn.

Khi có sự không thống nhất giữa các thông điệp, thương hiệu của bạn sẽ gặp nguy hiểm. Khách hàng sẽ cảm nhận thương hiệu thiếu sự kết nối (với họ) và dường như doanh nghiệp của bạn đang cố gắng che giấu điều gì đó.

Hình dưới đây sẽ diễn tả cụ thể luận điểm này. Nhiều mối tiềm ẩn đối với sự lệnh pha khi chuyển tải thông điệp doanh nghiệp trong chuỗi giao tiếp 3 bên “doanh nghiệp – kênh truyền thống – kênh mạng xã hội” có thể tổn hại đến thương hiệu.

Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện chiến dịch truyền thông và chuyển tải trên kênh chính thống nhưng không thực hiện bất cứ sự đánh giá nào về mức độ quan tâm đối với thương hiệu này trên mạng xã hội và ngược lại. Thêm vào đó và cũng là quan trọng nhất, rất có thể có khoảng cách lớn giữa những gì doanh nghiệp đưa ra và chuyển tải như là thông điệp chủ chốt trên truyền thông chính thống với những nội dung/chủ đề mà khách hàng thảo luận và tương tác trên mạng xã hội.

 

Một nghiên cứu mới đây của công ty phân tích truyền thông Isentia cho một công ty dịch vụ thương mại, về mức độ chênh lệch giữa cảm nhận thương hiệu trên truyền thông chính thống và mạng xã hội, đã cho thấy sự chênh lệch giữa hai kênh và xác định mảng mà doanh nghiệp cần đầu tư cải thiện. Biểu đồ dưới đây là trích xuất từ nghiên cứu đó:

Có thể nhìn thấy sự không liên quan khá rõ giữa thông điệp được truyền đi trên kênh chính thống và cảm nhận thực sự của khách hàng trên mạng xã hội về cùng một vấn đề. Đặc biệt rõ ràng với mục Jobs Growth (sự tăng trưởng nghề nghiệp) – mặc dù doanh nghiệp đã làm khá tốt trên kênh chính thống, mức độ cảm nhận trên mạng xã hội thấp đến -16 điểm.

Theo đó, phương án đưa ra là khách hàng cần thay đổi cảm nhận tiêu cực trên kênh online, mạng xã hội. Với những đúc kết chuyên sâu hơn, doanh nghiệp đã tìm kiếm và hợp tác với các micro-KOLs (người có tầm ảnh hưởng trên online mức độ nhỏ, trên một số nền tảng nhất định) để làm sáng tỏ hơn các thông điệp cần chuyển tải và “thân thiện hóa” cho toàn bộ chiến dịch truyền thông.

Vậy điều gì có thể đảm bảo sự mạch lạc giữa thông điệp được truyền đi và nhận thức thương hiệu trên mạng xã hội?

Lắng nghe: Bạn có biết chiến dịch thương hiệu gần đây của mình được định vị như thế nào trên kênh truyền thông và trên mạng xã hội? Những công cụ giám sát truyền thông sẽ là cần thiết để bạn hiểu được khi nào, ở đâu và bạn được cảm nhận, nói đến như thế nào trên các kênh truyền thông.

Đo lường: Sau khi bạn lắng nghe và phân tích, đâu là những “insights” (đúc kết chuyên sâu) có khả năng biến thành hành động? Đâu là điểm cần được tập trung đẩy mạnh?

Đa dạng hóa: Đa dạng hóa các hình thức truyền thông có lợi ích to lớn đối với việc đồng nhất chiến dịch truyền thông, không đơn thuần là một nguồn phát ngôn chuyển đi cùng một nội dung mà còn liên kết với người có tầm ảnh hưởng, tạo ra content hub (thường là kênh truyền thông riêng của chính doanh nghiệp chứa đựng toàn bộ nội dung), tất cả tạo nên tính nhất quán tổng thể cho thương hiệu.

Nguồn: THỤC LINH (theo Singapore’s Australia Chamber of Commerce magazine)/DNSGCT

3 cách làm chủ nội dung tiếp thị trên mạng xã hội
3 cách làm chủ nội dung tiếp thị trên mạng xã hội

Hồi tháng 4, Procter & Gamble, một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, đã chỉ trích ngành quảng cáo vì đã “làm ngập” người tiêu dùng bằng quảng cáo. “Có quá nhiều thứ vô ích”, Marc Pritchard - Giám đốc thương hiệu của P&G, nói trong một phát biểu trước Hiệp hội quảng cáo Mỹ.

Các phương tiện để quảng cáo sản phẩm đến với mọi người chưa bao giờ dồi dào hơn. Hơn nửa dân số thế giới có điện thoại thông minh, và chỉ riêng Facebook đã có hơn 1 tỷ người dùng hằng ngày. Công ty này cho biết số lượng người dùng hằng ngày của họ đã tăng thêm 18% trong giai đoạn tháng 2/2016 đến tháng 2/2017. Và có thêm người trên các phương tiện truyền thông xã hội nghĩa là sẽ có thêm quảng cáo: eMarketer dự báo rằng các thương hiệu trên thế giới sẽ chi khoảng 34 tỷ USD chỉ riêng cho Facebook trong năm 2017.

Tuy nhiên, vì các doanh nghiệp chi nhiều tiền hơn bao giờ hết cho quảng cáo, gần 500 tỷ USD trong năm 2016 trên toàn cầu, theo số liệu của MAGNA, nên có dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự lo lắng ở các doanh nghiệp lớn khi họ nhận thức được quảng cáo có thể đem đến cảm giác “siêu khó chịu”.

Chẳng hạn, trong năm 2018 YouTube sẽ có một đoạn quảng cáo 30 giây dưới dạng không bỏ qua được, vì họ muốn cung cấp “một trải nghiệm quảng cáo tốt hơn cho người dùng trực tuyến”, một email họ gửi cho CNBC cho biết.

“Chúng ta đang ‘dội bom’ người tiêu dùng với hàng ngàn quảng cáo mỗi ngày, buộc họ phải tốn hàng đống thời gian, làm gián đoạn họ bằng những pop-up và ngập màn hình với các dòng tin quảng cáo”, ông nói, đồng thời kêu gọi các công ty quảng cáo cùng nhau làm cho nội dung được tốt hơn và cho biết P&G sẽ tập trung vào quảng cáo ít hơn nhưng các ý tưởng tốt hơn có thể tồn tại lâu hơn.

Đầu tháng 6/2017, công ty nghiên cứu Forrester đã công bố một báo cáo gây “sốc”: “Hồi kết của quảng cáo như chúng ta đã dự đoán”.

“Đó là sự thờ ơ bình thường đối với những quan tâm của nhà quảng cáo. Điều đó sẽ giúp cho người tiêu dùng được sống trong một thế giới không có quảng cáo. Sự thờ ơ bình thường đó là điều có thể xảy ra vì mọi người sẽ càng dành ít thời gian hơn cho những việc gây gián đoạn trên những thiết bị dễ bị dính quảng cáo”, đồng tác giả James McQuivey viết trên blog của mình.

Ông cho rằng các trợ lý kĩ thuật số sẽ thay thế cỗ máy tìm kiếm Google, và các chatbot sẽ có thể “lọc” những dòng tin trên Facebook, bằng cách loại bỏ những phần họ không quan tâm, trong đó có quảng cáo.

Nghiên cứu của Forrester cho thấy, 38% người Mỹ trưởng thành dùng internet có cài phần mềm chặn quảng cáo, và 50% trong số đó cho biết họ chủ động tránh những quảng cáo trên các website.

“Và dù ngành marketing gần đây rất bận rộn với việc ngăn không cho quảng cáo của họ xuất hiện cạnh những video cổ vũ sự thù ghét và các nội dung cực đoan khác trên YouTube, nhưng chặn quảng cáo vẫn là một vấn đề rất lớn”, Keith Weed - Trưởng bộ phận marketing tại Unilever, cho biết.


“Đúng là hiện có rất nhiều điều lộn xộn trong quảng cáo. Vì thế, với vai trò là nhà quảng cáo, nếu chúng ta không có những nội dung tuyệt vời thì mọi người sẽ chuyển kênh nhiều hơn”, ông nói với CNBC tại hội nghị tuần lễ quảng cáo châu Âu diễn ra ở London hồi tháng Ba.

Theo một báo cáo của PageFair hồi tháng 2/2017, mọi người đang tiếp tục tải các phần mềm chặn quảng cáo: có 615 triệu thiết bị chặn quảng cáo trên toàn cầu trong tháng 12/2016, tăng 142 triệu so với năm trước đó.

Với Sanjay Nazerali - Trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu của công ty truyền thông Carat, chặn quảng cáo là một “cuộc gọi đánh thức” được hoan nghênh. “Phải nói rằng tôi thật sự hào hứng với việc chặn quảng cáo, vốn là đề tài rất gây tranh cãi trong ngành chúng ta. Nếu điều đó bắt buộc các thương hiệu quảng cáo với ý nghĩa tuyệt vời hơn, với sự liên quan tuyệt vời hơn và mang giá trị tuyệt vời hơn tới người tiêu dùng thì hãy tiếp tục”, ông nói với CNBC qua điện thoại.

Marketing thông qua những người có tầm ảnh hưởng

Chặn quảng cáo nghĩa là những người làm marketing sẽ phải sáng tạo hơn trong cách tiếp cận với người tiêu dùng, và một cách họ đang làm là sử dụng những người có tầm ảnh hưởng, hoặc là những người có nhiều người theo dõi (follower) trên các mạng xã hội. Theo một thăm dò của Linqia với 170 người làm marketing ở Mỹ tháng 12/2016, gần phân nửa (48%) cho biết họ đã lên kế hoạch tăng chi tiêu dành cho những người có tầm ảnh hưởng.

Tuy nhiên, chi tiêu cho quảng cáo trên Instagram lại đang tăng. Công ty này cho biết trong tháng 3 họ đã có 1 triệu đơn vị quảng cáo, tăng 400% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi có 100 triệu thành viên đã gia nhập trong 6 tháng, tính đến hết tháng 12/2016.

Dẫu vậy, không phải ai bỏ tiền ra là cũng có thể xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chẳng hạn, tỷ phú Ayman Hariri đã sáng lập ra mạng xã hội Vero với mục đích tiếp cận người dùng trưởng thành hơn, chứ không phải là để quảng cáo.

Mạng xã hội Vero

“Chúng tôi cảm thấy cách loại bỏ quảng cáo khỏi mô hình doanh nghiệp của mình cho phép chúng tôi xem người dùng như là khách hàng của mình, thay vì là nhà quảng cáo”, ông nói với CNBC.

Và thay vì quảng cáo đơn thuần, Nazerali cho rằng branded content (nội dung theo định hướng thương hiệu) sẽ đóng vai trò quan trọng, miễn là người phụ trách marketing có thể làm đúng. “Điều đó một lần nữa mang đến tất cả những thách thức của riêng nó. Bạn có thể tạo ra một điều gì đó vì bạn có mục tiêu thương hiệu trong đầu và không phải vì niềm vui của người xem trong đầu”, ông nói.


Là một thương hiệu mang tính giải trí

Meredith Jurek - Trưởng bộ phận marketing tại Self Esteem Brands, công ty đang sở hữu các chuỗi Anytime Fitness và Waxing the City, đồng ý rằng các thương hiệu đang tìm cách mang đến sự giải trí cho mọi người trong thông điệp của họ.

“Chúng ta có vô số cư dân thế hệ Y và họ không xem tivi, vậy làm thế nào bạn tìm thấy được họ, theo những cách không quá gây phiền phức và khó chịu, nhưng mang tính giải trí, và đưa thương hiệu của bạn vào mẩu đối thoại đó, hoặc là bạn đi xa hơn một bước là gợi ra một mẩu đối thoại?”, bà nói với CNBC qua điện thoại.

Trong khi Anytime Fitness là một thương hiệu đã có tiếng tăm với khoảng 3.300 cửa hiệu trên toàn cầu, thì chuỗi làm đẹp Waxing the City là một thương hiệu đang tăng trưởng với khoảng 70 địa điểm trên toàn nước Mỹ. Jurek muốn tìm ra những cách mới để quảng cáo các dịch vụ của mình, trong đó có triệt lông (waxing). Vì thế họ hợp tác với website Scary Mommy để tài trợ một đoạn video với nhân vật hài kịch "Madge the Vadge", người chuyên đi phỏng vấn các phụ nữ về chuyện waxing. Dù Jurek cũng có chút “tiếng nói” trong cách lồng thương hiệu Waxing the City vào video này, nhưng phương pháp họ sử dụng ở đây là giới thiệu một cái nhìn vui nhộn và mang tính cung cấp thông tin về việc waxing.

“Khi hợp tác với bên thứ ba để khơi gợi mẩu đối thoại đó nhân danh bạn thì có một số rủi ro cho phía bạn, nhưng nó cũng làm cho mẩu đối thoại đó thật hơn, và tôi đã yêu nhân vật này và tính chân thực của cô ấy”, Jurek chia sẻ. Video trên đã có hơn 1 triệu lượt xem và website của Waxing the City đã có số lượt người truy cập tăng 50% trong 2 tuần hồi tháng 2 vừa qua.

Theo Nazerali, các nhà quảng cáo sẽ phải hướng tới một mô hình cởi mở. “Với những thương hiệu muốn bảo đảm rằng quảng cáo của họ không xuất hiện cạnh các tin giả mạo, thì chúng ta sẽ bắt đầu thấy chúng xuất hiện theo những cách mà vượt ra khỏi giới hạn của quảng cáo”, ông nói.

“Đó là lý do vì sao công nghệ là một điều tuyệt vời đến thế, chỉ cần nhấp chuột vào webcam vào bất kì thời điểm nào thì bạn cũng thật sự có thể đi vòng quanh nhà máy của một thương hiệu nào đó thông qua webcam ấy”.

“Tôi không hiểu tại sao nhiều người trong số họ lại không triển khai loại công nghệ này để nói rằng ‘nhìn xem, chúng tôi đang cởi mở đến nỗi, bất kì nhà báo nào cũng có thể đi thẳng vào các cửa hiệu, kho chứa hàng, nhà máy và tự khám phá mọi thứ’”.

Nguồn: Doanhnhansaigononline

 

 

Bắt đầu kê khai bán hàng trên Facebook
Bắt đầu kê khai bán hàng trên Facebook

Ngành thuế TP HCM đang tìm cách nắm thông tin các tài khoản Facebook cá nhân kinh doanh thường xuyên, có doanh thu lớn nhưng chưa kê khai đăng ký thuế

Trong ngày 1-6, cư dân mạng xã hội xôn xao "chia sẻ" bản chụp giấy mời của Chi cục Thuế quận Bình Thạnh, TP HCM gửi chủ kinh doanh của fanpage www.facebook.com/hangchinhhanggiare, mời đến cơ quan thuế để kê khai đăng ký thuế. Nhiều người bán hàng trên Facebook cũng cho biết đã được cơ quan thuế mời đến làm việc với nội dung này.

Hơn 13.000 chủ tài khoản thuộc diện kê khai

Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Quốc Khoa, chủ kinh doanh www.facebook.com/hangchinhhanggiare, cho biết Chi cục Thuế quận Bình Thạnh đã mời anh lên làm việc vào đầu tuần sau (ngày 5-6).

Theo Khoa, anh đã thành lập cơ sở kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, do anh "chạy" nhiều page với web vệ tinh cho 1 địa chỉ bán hàng nên cơ quan thuế mời lên làm việc. "Cơ quan thuế ghi rõ yêu cầu mang theo các loại giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế… nên tôi nghĩ rằng họ muốn xác minh lại. Tôi thấy việc thu thuế bán hàng trên Facebook là bình thường, không có gì bất hợp lý vì đã tham gia kinh doanh, có lợi nhuận thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế" - anh bày tỏ.

Không chỉ những chủ thể đã đăng ký kinh doanh, những trang Facebook có quảng cáo bán hàng nhưng chưa đăng ký kinh doanh cũng được mời đến cơ quan thuế làm việc. Không riêng Chi cục Thuế quận Bình Thạnh mà chi cục thuế 24 quận - huyện ở TP HCM cũng sẽ thực hiện công việc này nhằm rà soát hoạt động cũng như việc đóng thuế của các cơ sở kinh doanh trên Facebook.

Lãnh đạo Chi cục Thuế quận Phú Nhuận cho hay chi cục đã nhận được danh sách các tổ chức, cá nhân có Facebook, website quảng cáo, bán hàng qua mạng do Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cung cấp. Tuy nhiên, do số lượng các trang bán hàng qua mạng rất lớn, chi cục cần có thời gian thu thập bổ sung thông tin, rà soát dữ liệu ban đầu để xem chủ trang nào đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa kê khai thuế hoặc chưa đăng ký kinh doanh lẫn chưa kê khai thuế. Sau đó, chi cục sẽ lần lượt mời các chủ trang bán hàng qua mạng đến cơ quan thuế để hướng dẫn kê khai tính thuế.

Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP HCM, cho biết qua phần mềm hỗ trợ, cơ quan này đã lọc ra hơn 13.000 tài khoản Facebook trên địa bàn TP có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, ngoài một số chủ tài khoản đã đăng ký kinh doanh và kê khai thuế, còn khá nhiều chủ tài khoản chưa đăng ký. Từ tháng 5-2017, Cục Thuế TP đã chỉ đạo chi cục thuế các quận - huyện tiếp xúc các chủ tài khoản này để tìm hiểu kỹ hoạt động kinh doanh cũng như phương án kinh doanh có lâu dài hay không, trên cơ sở đó vận động họ kê khai đăng ký thuế.

Bảo đảm công bằng cho người kinh doanh

Khởi xướng từ tháng 2-1017, kế hoạch tăng cường hiệu quả trong việc quản lý thuế đối với hình thức bán hàng qua mạng đang được TP HCM tích cực triển khai. Đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, trong đó có bán hàng trên Facebook

.

Quan điểm của ngành thuế là theo Luật Quản lý thuế năm 2006, bất kể doanh nghiệp hay cá nhân dù có đăng ký kinh doanh hay không, nếu có hoạt động mua bán phát sinh thu nhập đến mức chịu thuế thì có trách nhiệm thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế. Với mạng xã hội, người tham gia Facebook có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử cũng phải thực hiện nghĩa vụ thuế.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thu thuế bán hàng qua mạng, bao gồm bán hàng qua Facebook, là cần thiết để bảo đảm sự bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý xem xét lại tính hiệu quả của việc thu thuế từ kinh doanh trên Facebook. Trước khi muốn thu thuế, chính quyền cần hỗ trợ các đối tượng kinh doanh trên mạng bằng cách bảo đảm an ninh, an toàn cho kinh doanh trên mạng. Song song đó, cần có giải pháp hiệu quả để rà soát, quản lý thu nhập phát sinh từ website bán hàng trên mạng.

Đặc thù của các website thương mại điện tử tại Việt Nam là quảng cáo bán hàng online nhưng giao dịch chủ yếu thực hiện offline, rất khó tách bạch rạch ròi giữa doanh thu online và offline nên khó xác định đúng, đủ doanh thu để tính toán thuế. Nếu chỉ quản lý dựa trên sự trung thực của đối tượng kinh doanh thông qua kê khai thì sẽ khó mang lại hiệu quả như mong muốn. 

Tập trung những tài khoản có doanh thu lớn

Theo bà Hương, việc rà soát, vận động các đối tượng kinh doanh trên Facebook kê khai đăng ký thuế là một phần của kế hoạch gia tăng hiệu quả trong việc quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng - bao gồm trên các trang thương mại điện tử và Facebook, YouTube, Zalo… - trên địa bàn TP HCM do Cục Thuế TP phối hợp với một số sở, ngành thực hiện.

"Việc áp dụng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng là nhằm tạo công bằng cho tất cả đối tượng kinh doanh. Trước mắt, chúng tôi chưa đặt mục tiêu số thu cụ thể đối với hình thức bán hàng trên Facebook mà chủ yếu nắm thông tin và vận động các chủ tài khoản hợp tác. Cơ quan thuế chỉ kiểm tra xem các đối tượng kinh doanh đã kê khai thuế đầy đủ chưa và sẽ tập trung vào các tài khoản Facebook cá nhân kinh doanh thường xuyên, có doanh thu lớn nhưng chưa kê khai thuế" - bà Hương cho biết.

Nguồn: Người Lao Động online

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới: Google vượt mặt Apple
Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới: Google vượt mặt Apple

Bảng xếp hạng này được Millward Brown thực hiện dựa vào việc sử dụng dữ liệu tài chính riêng và phỏng vấn kết quả từ ba triệu người dùng trên toàn cầu.

Theo bảng xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2016 được đăng tải trên CNN của Millward Brown, một hãng con thuộc công ty quảng cáo WPP, trong top 10 có tới 9 thương hiệu công nghệ quen thuộc.

Bảng xếp hạng này được Millward Brown thực hiện dựa vào việc sử dụng dữ liệu tài chính riêng và phỏng vấn kết quả từ ba triệu người dùng trên toàn cầu.

1. Google - Alphabet: 229 tỷ USD

Đứng đầu trong danh sách này là điều không mấy ngạc nhiên đối với Google, hãng khổng lồ công nghệ của thế giới. Google đã tăng 32% giá trị thương hiệu chỉ trong một năm với việc giữ vững thành tích là ông trùm mảng tìm kiếm cùng nhiều dịch vụ đi kèm. Google đã tự bó gọn các dịch vụ của mình vào công ty mẹ là Alphabet, đồng thời phát triển thêm các mảng như xe tự hành, công nghệ chống lão hóa.

Trước khi vươn lên vị trí số 1 trong năm nay, Google cũng đừng đứng top đầu của danh sách Millward Brown vào giai đoạn 2007 - 2010 và năm 2014.

2. Apple - 228 tỷ USD

Dù chỉ kém vị trí đứng đầu là Google với mức chênh lệch 1 tỷ USD nhưng năm vừa qua không phải là năm may mắn đối với Apple. Giá trị thương hiệu của Apple đã giảm 8% trong năm, có lẽ phần lớn tới từ việc nhận thức của người dùng với thương hiệu này đã thay đổi. Vẫn bán được hàng triệu chiếc iPhone cùng những sản phẩm khác trong hệ sinh thái mà mình tạo ra, thế nhưng "họ cần tạo ra được mạch cảm xúc mạnh mẽ hơn với người dùng, cần cải thiện mức liên quan của sản phẩm với người dùng", giám đốc Millward Brown cho biết.

Apple khá khôn ngoan khi sử dụng khoản tiền khổng lồ của mình đầu tư vào nhiều mảng khác, ví dụ như đối thủ của Uber ở Trung Quốc là Didi.

3. Microsoft - 122 tỷ USD

Sau nhiều nỗ lực vực dậy, giá trị thương hiệu của Microsoft đã tăng nhẹ 5% trong năm vừa qua, xếp ở vị trí thứ ba bảng xếp hạng. Bên cạnh việc phát triển tiếp "con gà đẻ trứng vàng" Windows thì hãng còn tập trung mạnh vào thực tế ảo trong thời gian gần đây.

4. AT&T - 107 tỷ USD

Dù là hãng viễn thông Mỹ nhưng AT&T không phải cái tên xa lạ với dân công nghệ trên toàn thế giới. Thậm chí ở Việt Nam, nhiều sản phẩm smartphone đang bán trên thị trường được nhập về từ nhà phân phối thuộc nhà mạng này. Giá trị thương hiệu của AT&T đã tăng 20% so với năm trước, hãng này đang nỗ nực để trở thành thương hiệu đại diện lối sống cho người tiêu dùng, cung cấp nhiều dịch vụ giải trí bên cạnh viễn thông truyền thống.

5. Facebook - 103 tỷ USD

Giá trị thương hiệu năm tới 44% trong năm qua giúp Facebook lần đầu xuất hiện trong danh sách này. Đạt được thành công trên phần lớn nhờ vào việc Facebook tập trung phát triển thị trường mới bởi người dùng ngày càng ít trung thành với thương hiệu. Để giải quyết vấn đề, các thương hiệu cần xây dựng hệ sinh thái xoay quanh họ.

Việc định giá này được thực hiện riêng với Facebook, không tính gộp hai sản phẩm mà Facebook sở hữu là Instagram và WhatsApp.

6. Visa - 101 tỷ USD

Giá trị thương hiệu của Visa tăng 10% so với năm trước, vẫn là thương hiệu được người dùng tin tưởng về độ bảo mật. Visa đang nỗ lực cải thiện việc thanh toán của người dùng.

7. Amazon - 99 tỷ USD

Giá trị thương hiệu của Amazon tăng cao nhất trong danh sách, ở mức 59% và góp phần giúp thương hiệu này xuất hiện trong bảng thống kê. Không còn đơn thuần là một nơi bán hàng trực tuyến, họ đang tạo ra nội dung giải trí riêng của mình, cải thiện hoạt động giao hàng và logistic, đe dọa các ông lớn như UPS.

8. Verizon - 93 tỷ USD

Giá trị thương hiệu Verizon tăng 8% trong năm qua với việc liên tục cung cấp nhiều nội dung hơn cho các khách hàng. Verizon đã mua lại AOL với giá hàng tỷ USD, mục đích trở thành ông lớn đi đầu trong ngành kinh doanh nội dung kỹ thuật số.

9. McDonald's - 89 tỷ uSD

McDonald's là thương hiệu duy nhất không liên quan tới công nghệ xuất hiện trong bảng xếp hạng này. Thương hiệu McDonald's vẫn xoay sở tốt khi phải chật vật với nhiều nhận xét tiêu cực từ cả người dùng và các cơ quan về vấn đề an toàn thực phẩm. Giá trị thương hiệu McDonald's tăng 9% trong năm nay.

10. IBM - 86 tỷ USD

IBM đang chuyển mình sang mảng điện toán đám mây. Khi mới bắt đầu thực hiện chuyển đổi, giá trị thương hiệu của IBM đã giảm 13% trong năm 2015 và 8% trong năm 2016. Tuy nhiên IBM vẫn có cơ sở để tin tưởng vào tương lai của mình khi họ tâp trung phát triển trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy tính tự nhận thức.

Nguồn Genk.vn

 

Google khai trương không gian cực xịn dành riêng cho các YouTuber
Google khai trương không gian cực xịn dành riêng cho các YouTuber

Không gian rộng 20.000 mét vuông có tên YouTube Space London này nằm ở tầng trệt trụ sở Google tại King's Cross, London, Vương Quốc Anh.

YouTube Space London có ba studio cách âm, các phòng chỉnh sửa và các cửa hàng cho các YouTuber bán những mặt hàng của họ. Ngoài ra, nó còn có một khu vực cộng đồng với một quán cà phê.

Một số hội thảo cũng được Google tổ chức cho các ngôi sao YouTube để họ học kỹ năng giúp tăng lượng khán giả.

Mặc dù bất kỳ ai đều có thể vào thăm YouTube Space nhưng để sử dụng các studio và tham gia vào một số hội thảo bạn phải là chủ một kênh YouTube có lượng người theo dõi nhất định.

Google có chín YouTube Space trên toàn thế giới. Cơ sở lớn nhất nằm ở Los Angeles, California và cơ sở mới ở London lớn thứ hai. Những cơ sở khác nằm ở Paris, Berlin, Tokyo, Mumbai, New York, Toronto và Sao Paolo.

YouTube Space London nằm ở tầng trệt văn phòng mới 11 tầng của Google ở King's Cross.

Thảm đỏ được trải trong ngày khai trương để đón những ngôi sao nổi tiếng trên YouTube như Marcus Butler, Niomi Smart, Casper Lee và Louise Pentland tới tham dự.

Mục đích của YouTube Space được gói gọn trong ba từ: Learn, Connect và Create.

Phát biểu tại buổi khai trương, quản lý YouTube Space, Marc Joyness, chia sẻ: "Tất cả những thứ này được dùng để tạo cơ hội cho các ngôi sao YouTube cải thiện các kỹ năng của họ".

Các YouTuber có thể sử dụng ba studio với các kích cỡ khác nhau để quay phim, chỉnh sửa và tạo ra các video cho kênh của họ. Để sử dụng studio, YouTuber cần có trong tay một kênh với số lượt theo dõi trên 10.000.

YouTube Space có các camera có khả năng phát trực tiếp video độ phân giải 4K lên YouTube. Google tuyên bố rằng ở Vương quốc Anh chỉ duy nhất các studio của hãng có khả năng làm điều này.

Ngoài ra còn có các thiết bị hỗ trợ sản xuất nội dung khác như các loại camera 360 và dàn gắn camera. Các thiết bị thực tại ảo như HTC Vive và camera Jump cũng được trang bị.

Google cho biết YouTube Space London còn được trang bị thiết bị SSL Dante Audio Console, bao gồm bàn chỉnh âm 64 kênh và các bàn chỉnh 16 kênh. Họ nói rằng những trang bị này sẽ giúp mở ra một thế giới cho nhạc sống và thử nghiệm âm thanh cho thực tại ảo.

Darlington Howland, một chiến lược gia chương trình YouTube cao cấp của Google chia sẻ rằng: "Chúng tôi muốn giúp mọi người phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của họ nhưng họ hoàn toàn có thể vượt qua chúng tôi và tiến tới việc tạo studio riêng".

Một cửa hàng tại YouTube Space sẽ cho phép các ngôi sao YouTube bán các mặt hàng của họ. Tất cả lợi nhuận đều được đổ vào túi các nghệ sĩ. Ngoài ra, cửa hàng còn là nơi YouTuber học cách đăng ký phạm vi riêng cho sản phẩm của họ và nó cũng là không gian để tổ chức các sự kiện dành cho người hâm mộ.

Nếu không phải là một trong số 13.000 YouTuber có hơn 10.000 lượt theo dõi tại Vương quốc Anh, bạn vẫn được phép sử dụng các không gian cộng đồng khác của YouTube Space.

Các không gian cộng đồng có chỗ ngồi thoải mái để bạn xem YouTube.

Những chiếc đệm in biểu tượng YouTube Space nhắc bạn nhớ rằng bạn đang ở đâu.

Văn phòng mới của Google với YouTube Space nắm ngay phía sau nhà ga xe lửa St Pancras.

Đây là YouTube Space London nhìn từ bên ngoài. Nó rộng hơn gần 6 lần so với YouTube Space London cũ.

Văn phòng của Google có phần mái được trồng rất nhiều cây xanh và thậm chí còn có các đường chạy thể dục trong nhà.

 

Theo Business Insider

 

Google vượt mặt Facebook trong cuộc đua giành lấy 1 tỉ người dùng Internet
Google vượt mặt Facebook trong cuộc đua giành lấy 1 tỉ người dùng Internet

Hiện nay, đã có khoảng 2 triệu người dùng kết nối với điểm truy cập Internet miễn phí của Google tại nước Ấn Độ mỗi ngày

Hiện nay, đã có khoảng 2 triệu người dùng kết nối với điểm truy cập Internet miễn phí của Google tại nước Ấn Độ mỗi ngày. Ông lớn về công nghệ này đã tiến hành lắp đặt các điện truy cập Wi-Fi miễn phí tốc độ cao tại 23 ga tàu vào tháng Tư năm nay, với tham vọng sẽ có 10 triệu người dùng hằng ngày vào cuối năm 2016. Được biết Google đang nhắm đến mục tiêu lắp đặt trạm phát Wi-Fi cho 400 ga tàu trên khắp Ấn Độ.

Ấn Độ là một quốc gia được nhận định là khá tiềm năng cho thị trường Internet và smartphone, ví dụ như Google hay Facebook. Động thái trên của Google đã cho thấy vị trí của họ trong hành trình đạt được 1 tỉ người dùng Internet Ấn Độ, đây cũng là mục tiêu mà Facebook muốn đạt được.

 .

Trước đó, Google đã thông báo họ dự định lắp đặt mạng Wi-Fi tốc độ cao cho những ga tàu có mật độ khách nhiều nhất Ấn Độ, với sự hợp tác của chính phủ nước này. Đây cũng là một trong những thị trường mạng Wi-Fi Google lớn nhất thế giới. Ban đầu, Google sẽ miễn phí dịch vụ này nhưng họ sẽ có kế hoạch thu phí trong tương lai.

Sau khi lắp đặt mạng Wi-Fi miễn phí, lưu lượng sử dụng mạng của người dùng đã tăng 15 lần trên mạng Wi-Fi Google so với trên mạng di động. Hiện tại, người dùng bị giới hạn sử dụng mạng một giờ trong một ngày, nhưng họ không bị giới hạn dung lượng.

Tuy nhiên Google không phải là người chơi duy nhất trong thị trường béo bở trên. Các công ty khác cũng đã mon men nhằm dành thị phần với Google, ví dụ như Facebook. Công ty do Mark Zuckerberg làm chủ đang biến ứng dụng của họ thành nơi xác thực việc sử dụng Wi-Fi miễn phí cho người dùng tại Ấn Độ. Trước đó, chính phủ Ấn Độ đã cấm gói cước sử dụng Internet miễn phí Free Basics của Facebook vì nó vi phạm một số quy định tại quốc gia này

Tham khảo BI

Quá tam ba bận - Oracle kiện Google lần thứ 3 liên tiếp về bản quyền, không chịu trả hết án phí
Quá tam ba bận - Oracle kiện Google lần thứ 3 liên tiếp về bản quyền, không chịu trả hết án phí

Lần này Oracle đánh vào tính năng chạy ứng dụng Android trên Chromebook mà Google vừa công bố tại Goolge I/O hồi tháng Năm.

Oracle quyết tâm đòi Google bồi thường 9 tỷ USD trong vụ kiện thứ ba này mặc dù đã thất bại hai lần trước đó.

Oracle buộc tội Google vi phạm bản quyền khi sử dụng trái phép công nghệ Java của hãng để xây dựng Android, hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.

Nhưng Google thắng kiện là do Android dành cho smartphone và tablet còn Java dành cho máy tính do vậy những vi phạm của Google không thể gây tổn hại cho Oracle. Phiên tòa đầu tiên bồi thẩm đoàn cho rằng Google có dấu hiệu sao chép công nghệ nhưng trong phiên tòa thứ hai bồi thẩm đoàn kết luận rằng Google sử dụng các công nghệ của Oracle một cách hơp pháp.

Vì vậy, Oracle đã nhảy dựng lên khi Google công bố tại Googe I/O dự án mà họ nghiên cứu vài tháng trời một cách bí mật nhằm đưa ứng dụng Android lên Chromebook. Luật sư của Orace chia sẻ rằng thân chủ của mình không thích điều này.

"Đây là một cú sốc với ngành công nghiệp và với chúng tôi", Annette Hurst, luật sư của Oracle trình bày với Thẩm phán William Alsup tại tòa án.

Về phía mình, Google giải thích là đã thông báo kế hoạch đưa ứng dụng Android lên Chromebook cho Oracle. Một công cụ có tên ARC, App Runtime for Chrome dược tạo ra bởi Google có thể được dùng để làm chứng. Một luật sư của Google chỉ ra rằng Oracle đã biết về kế hoạch này nhưng không đưa chúng ta tại phiên tòa.

Tuy nhiên, Orace lại sử dụng vấn đề này là nguyên nhân cho vụ kiện thứ ba. Họ cho rằng Google không công bằng khi không trình bày kế hoạch mới này trong quá trình xét xử vụ kiện thứ hai."Google đã lừa dối bồi thẩm đoàn", Hurst nói.

Từ khi vụ kiện thứ nhất được bắt đầu xét xử vào năm 2012 tới nay Android đã mở rộng ra xe hơi, đồng hồ, TV... nên chính luật sư của Google cũng phải thừa nhận rằng Oracle có cơ sở khởi động thêm nhiều vụ kiện nữa nhắm vào Google. Oracle sẽ không buông súng một cách dễ dàng.

Ở một phía khác, sau khi thắng kiện, Google đã ngay lập tức nộp đơn yêu cầu toàn án buộc Oracle phải bồi thường án phí. Tổng án phí mà Google muốn Oracle bồi thường lên tới 3,9 triệu USD trong khi đó Oracle chỉ muốn trả 975.000 USD.

Hiện cả Oracle và Google đều chưa đưa ra bất cứ bình luận nào. Oracle và Google sẽ có một phiên điều trần tại tòa vào ngày 22/9 tới.

Theo Business Insider

Không phải branding, mà debranding mới là tương lai quảng cáo
Không phải branding, mà debranding mới là tương lai quảng cáo

Các nội dung được tài trợ với mục đích quảng cáo đã và đang giúp các công ty bán sản phẩm một cách thông minh hơn. Thế nhưng còn một phương pháp tốt hơn mà có thể bạn chưa từng nghe đến.

Thời kỳ các kênh truyền thông online bắt đầu nở rộ và đàn áp các kênh quảng cáo truyền thống cũng là lúc các thương hiệu tìm đến những phương pháp mới để thu hút khách hàng. Xu hướng mới và có vẻ cũng hot nhất hiện nay là viết ra những câu chuyện theo phong cách báo chí nhưng mục đích cuối cùng lại là quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp.

Điều cốt lõi ở đây là thay vì viết ra những lời kêu gọi mua hàng hay thậm chí cả tên thương hiệu một cách lộ liễu, loại hình quảng cáo kiểu mới này thường tạo cho người đọc cảm giác họ chỉ đang xem một bài báo bình thường mà thôi. Cách làm này khiến cho thương hiệu chiếm được lòng tin hơn, xuất hiện thân thuộc hơn cũng như dần trở nên không thể thiếu đối với khách hàng. Thế nhưng đây vẫn chỉ là một mánh ‘lòe’ khách hàng rút ví của họ mà thôi.

Thứ mà các thương hiệu cần làm bây giờ là debrand.

*Debranding là hình thức bỏ tên hoặc cả tên và logo trên các sản phẩm trong một chiến dịch marketing. Việc làm này thoạt nhìn có vẻ gây tác dụng ngược nhưng trong thực tế lại được một số công ty áp dụng rất thành công. Nike được xem như công ty đầu tiên áp dụng chiến lược này từ năm 1995 với việc bỏ hàng chữ Nike và chỉ giữ lại logo hình chữ V trong các sản phẩm của mình. Starbucks là một trường hợp khác, với việc chỉ giữ lại logo hình mỹ nhân ngư và và hàng chữ Starbucks phía dưới được thay bằng tên của khách hàng.

Tại sao branding lại mất dần sức hút?

Kể từ những năm 90 dư luận đã có những phản ứng dữ dội với các loại hình quảng cáo che đậy dưới dạng sự kiện, chương trình được tài trợ, chẳng hạn như việc họ phản đối các sự kiện thể thao Coca-Cola tài trợ cho các trường học, những đôi giày Nike thiết kế và dành tặng riêng cho trẻ em hay những chú hề ‘tình cờ’ đứng bán những chiếc bánh quy công nghiệp hay đồ chơi rẻ tiền. Truyền thông xã hội hiện nay lại có vẻ làm trầm trọng hóa thêm vấn đề này, nhất là với những thương hiệu quảng bá quá đà.

Chính vì vậy mà nhiều nhãn hàng dần chuyển sang những chiến lược truyền thông tinh tế hơn. Với quảng cáo tự nhiên (Native Advertising), các thương hiệu tạo nên những câu chuyện trên nhiều nền tảng phổ biến như Facebook, Twitter,…) và kể chúng dưới dạng khó mà phân biệt nổi với những câu chuyện độc giả vẫn thường đọc. Bằng cách gắn kết thông điệp truyền thông của mình vào một kênh xã hội nào đó, doanh nghiệp có thể chiếm được lòng trung thành của khách hàng, thậm chí khiến nội dung của họ gây bão trên mạng nếu chúng đủ hấp dẫn.

Quảng cáo bằng nội dung chỉ là một mánh ngắn hạn

Thế nhưng quảng cáo bằng nội dung (branded content) lại không thể là một chiến lược dài hạn do vài lý do có thể kể ra đây. Thứ nhất, những nội dung được tài trợ quảng cáo như vậy được tạo ra với mục đích làm phai mờ khoảng cách giữa nội dung cung cấp thông tin thông thường với nội dung quảng cáo hòng che mắt người đọc. Che giấu bản chất thật của mình chưa bao giờ là một ý tưởng hay. Một vấn đề khác nữa là những nội dung như vậy thường đánh lạc hướng người đọc và dẫn họ tới những giá trị hoàn toàn khác - những câu chuyện thú vị - trong khi việc bán được sản phẩm hay không lại chẳng liên quan gì đến chúng mà vẫn phải tập trung vào các yếu tố cốt lõi như chất lượng, độ bền,...

Thuê về nhà sản xuất phim hàng đầu cũng không giúp cho món đồ uống của bạn trở nên ngon lành hơn. Nếu những đôi giày, những món ăn của doanh nghiệp không đáp ứng nổi những gì quảng cáo thì nội dung hay đến đâu cũng vậy thôi, thậm chí quảng cáo càng hay càng khiến doanh nghiệp dễ bị coi là lừa dối hơn.

Ngay cả những khách hàng hiểu biết nhất vừa thưởng thức nội dung quảng cáo vừa coi đó là một hình thức thổi phồng cũng sẽ dần trở nên chai lì với những quảng cáo bằng nội dung mới này. Còn những câu chuyện được tạo ra với mục đích quảng cáo nhưng chẳng ai muốn nghe và chẳng giúp doanh nghiệp bán được cài gì thì sao?

Chuyển biến về cách nghĩ

Người tiêu dùng đang mua sắm ít đi. Hãy biến sức mua của họ thành sức mạnh có thể kiềm chế họ mua những thứ họ không cần đến. Chúng ta đã đạt đến điểm bão hòa của việc bị bội thực hàng hóa. Đây chính là lúc debranding xuất chiêu.

Quảng bá thương hiệu (branding) chỉ là một cách truyền thông của doanh nghiệp với người tiêu dùng và sẽ không mất đi trong tương lai, nhưng trọng tâm của các chiến lược quảng bá sẽ thay đổi. Trọng tâm này sẽ chuyển từ sản phẩm sang các địa điểm ‘được chọn’ để quảng bá thương hiệu. Chẳng hạn như việc các cửa hàng Original Unverpackt ở Berlin không còn đóng gói và quảng bá sản phẩm nữa mà sẽ bán chúng như thế đó là sản phẩm tâm đắc của họ. Khách hàng thay vì tiếp xúc với các thương hiệu sẽ tiếp xúc với những con người thật ủng hộ các nhãn hàng đó. Đây chính là điểm cốt lõi của debranding.

Lối tiếp thị này cũng đồng nhất với đặc điểm xã hội hiện nay. Trước đây, xây dựng, quảng bá thương hiệu là việc khiến một thương hiệu trở nên khác biệt với các thương hiệu đối thủ khác. Một doanh nghiệp tăng trưởng được bằng cách định vị mình khác biệt với các doanh nghiệp khác. Thế nhưng trong kỷ nguyên internet hiện nay, người tiêu dùng bắt đầu quen với ý niệm rằng mọi thứ đều kết nối chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy mà những thứ khiến một thương hiệu trở nên khác biệt đôi khi không quan trọng bằng những thứ gắn kết họ hay những thứ khác nhau lại với nhau – chẳng hạn như liệu các sản phẩm có thể khiến chiếc smartphone giao tiếp được với chiếc xe hơi của bạn hay không hay liệu bạn có thể đọc các bài báo từ các nguồn khác như Facebook hay không. Những thương hiệu quáng bá ồn ào nhất chưa chắc đã thu hút được nhiều sự chú ý nhất mà chính là những thương hiệu đưa ra những thứ hữu ích nhất.

Tương lai của debranding

Trong tương lai, khách hàng sẽ không nhất thiết phải chi tiêu ít đi mà sẽ là mua ít đi. Trên thực tế, họ có xu hướng bớt mua những thứ thừa thãi, kém chất lượng và chỉ dành tiền vào những thứ thực sự chất lượng, tương đương với giá thành của chúng. Các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn vào phát triển sản phẩm thay cho các chiến dịch marketing tốn kém. Giá cả sản phẩm sẽ phản ánh đúng chất lượng của chúng chứ không phải chỉ đại diện cho những giá trị ảo mà các chiến dịch marketing dựng nên. Những thứ nổi bật nhất xuất hiện trên bao bì sẽ là nơi và quy trình sản xuất cùng các tác động tới môi trường. Có lẽ những người sản xuất sẽ thêm vào những dấu hiệu riêng giúp người dùng nhận diện thương hiệu, nhưng việc branding của họ đã được giản lược đến tối đa về những thứ cốt lõi.

Bạn cũng không nên hiểu nhầm debranding chỉ tập trung vào hình thức. Bề ngoài tối giản của sản phẩm là kết quả của debranding nhưng đó không phải là tất cả. Mấu chốt vẫn là tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng.

Nếu bạn đang tiếp thị cho doanh nghiệp thì hãy lưu ý điều này: Lần tới, thay vì đổ một đống tiền vào một chiến dịch marketing nội dung nào đó, hãy quay trở lại với ý niệm đơn giản nhất của một thương hiệu, hãy trau truốt kỹ lưỡng cho chất lượng, thiết kế và độ bền của sản phẩm. Đừng liên tục tung ra sản phẩm mới nếu chúng không thực sự tốt hơn và bền hơn những sản phẩm trước đó. Xã hội không cần thêm nhiều thương hiệu nổi như cồn nhưng phù phiếm – cái xã hội cần là những sản phẩm tốt hơn. Người tiêu dùng sẽ tìm đến bạn nếu sản phẩm của bạn thực sự xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.

Theo Trí Thức Trẻ/GenK

Quảng cáo trực tuyến vượt mặt quảng cáo truyền hình
Quảng cáo trực tuyến vượt mặt quảng cáo truyền hình

Nếu bạn đã chán ngấy việc phải miễn cưỡng xem các đoạn quảng cáo khi lướt youtube hay khi đang thưởng thức một bộ phim online nào đó, thì thông tin dưới đây có lẽ sẽ không mấy vui vẻ đối với bạn.

"Chúng tôi thực sự kiếm được nhiều tiền từ quảng cáo trên các bộ phim online hơn là từ các chương trình truyền hình trên tivi", đó là lời thú nhận của David F. Poltrack, Giám đốc nghiên cứu thị trường của công ty truyền thông CBS.

"Nếu quý vị xem những chương trình của chúng tôi trên mạng, quý vị sẽ bắt gặp những đoạn quảng cáo đi kèm theo, đó là điều không thể tránh được", ông nói.

Thống kê chỉ ra rằng, với những show truyền hình ăn khách như The Big Bang Theory hay The Good Wife, lợi nhuận thu được từ quảng cáo đi kèm những video online nhiều hơn 10% - 20% so với lợi nhuận thu được từ quảng cáo trên truyền hình. Trong tương lai, khoảng cách đó sẽ còn tăng thêm nữa.

Dàn diễn viên của bộ phim truyền hình ăn khách The Big Bang Theory - CBS

"Nhu cầu theo dõi các chương trình trực tuyến là vô cùng lớn", David chia sẻ. Phát biểu này dựa trên nghiên cứu của chính CBS, chỉ ra rằng số lượng người dân xem truyền hình ngày càng tăng, và phương thức xem trực tuyến được ưa chuộng hơn là xem trên tivi. (Thống kê năm 2013, cho biết 28% số người xem tivi nhiều hơn, 17% xem ít hơn, và 55% không đổi )

Điều này không có nghĩa là quảng cáo trên truyền hình truyền thống sẽ chỉ là chuyện quá khứ. Lượng người đăng kí theo dõi truyền hình vẫn tăng trong năm 2014. Xem phim truyền hình trên tivi vẫn là thói quen khó thay đổi của một lượng lớn khán giả lớn tuổi và trung niên.

Từ bây giờ, mỗi khi bạn thưởng thức một bộ phim hay trên mạng internet, một đoạn quảng cáo bất ngờ xuất hiện, điều đó có nghĩa rằng bạn đang đóng góp một số tiền vào lợi nhuận của các công ty truyền thông.

Tuy có đôi chút phiền phức, nhưng điều đó cũng là hợp lý, đơn giản bởi vì không có gì là miễn phí cả - there is no free lunch.

Theo CafeBiz/Trí Thức Trẻ.

Google: Đối thủ mới của Uber
Google: Đối thủ mới của Uber

Google đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công “phủ đầu” vào ngay sân nhà của Uber là San Francisco.

Theo nguồn tin của Wall Street Journal và New York Times, Google đang sắp sửa tiến vào thị trường dịch vụ gọi xe tại Mỹ, thông qua ứng dụng Waze.

Được Google thâu tóm vào năm 2013 với giá 1,3 tỷ USD, Waze hiện là cộng đồng chia sẻ thông tin giao thông lớn nhất thế giới, với khoảng 65 triệu người sử dụng. Kể từ tháng 5 vừa rồi, Google đã bắt đầu triển khai tính năng mới của Waze là cho phép hàng ngàn nhân viên của tập đoàn và các công ty láng giềng có thể kết nối với nhau để đi chung xe, mang tên Waze Carpool. Giờ đây, Google đang chuẩn bị mở cửa Carpool cho các cư dân thành phố San Francisco, vốn là nơi Uber đặt đại bản doanh.

Khác với các dịch vụ gọi xe hiện tại như Uber và Lyft, vốn đóng vai trò tương tự như taxi, Waze Carpool là dành cho những người muốn đi xe chung với nhau tới cùng một hướng. Trong khi xe Uber và Lyft có thể tới ngay trong vài phút sau khi được gọi, thì Waze dặn người dùng nên hẹn trước vài tiếng. Theo thông tin từ Google, giá cước của Waze nằm ở mức khá thấp (hiện tối đa là 34 cent/km), để buộc người lái xe không thể chọn đây làm phương tiện kiếm sống. Google cho rằng khoản thu nhập này cũng sẽ không bị đánh thuế vì nó chỉ như tiền góp vào để mua xăng.

Waze đang có 65 triệu người dùng toàn cầu. Ảnh: Linda Davidson/The Washington Post/Getty Images.

Nói một cách khác, Waze là dành cho những người muốn tiết kiệm tiền xăng đi làm, còn Uber và Lyft là dành cho những người muốn trở thành tài xế taxi bán thời gian hoặc toàn thời gian.

Hồi năm ngoái, Waze cũng đã triển khai Carpool tại quê nhà của mình là Israel từ tháng 7/2015, và nhanh chóng mở rộng ra phủ sóng khắp cả nước. Trong giai đoạn hiện tại của quá trình thử nghiệm Waze ở San Francisco, bất kỳ một người dùng nào cũng có thể đăng ký làm tài xế, nhưng chỉ có khoảng 25.000 người có thể làm khách đi xe. Đa số những người này đều là nhân viên của các công ty lớn như Google, Wal-Mart và Adobe Systems. Các khách này chỉ có thể dùng Waze 2 lần mỗi ngày, tương ứng với chiều đi và về từ văn phòng.

Sang giai đoạn 2 sắp tới, bất kỳ người dùng Waze nào ở San Francisco cũng có thể làm tài xế hoặc hành khách. Hiện tại, tuy Google chưa thu phí từ Carpool, nhưng công ty cũng đang thử nghiệm các mức phí khác nhau ở Israel và San Francisco, theo nguồn tin của WSJ.

Nhà phân tích Ben Schachter của Macquarie Group cho rằng việc ra mắt dịch vụ này là một bước tiến hoàn toàn hợp lý cho Google, vốn từ lâu đã tỏ rõ ý định muốn bước vào ngành dịch vụ vận tải. Ông cũng cảnh báo rằng Google sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi về tính pháp lý và bảo đảm an toàn cho hành khách. Theo nguồn tin của WSJ, Google không xem những tài xế Waze là nhân viên của công ty, và cũng không có ý định rà soát trước hồ sơ tài xế như Uber đang làm.

Hồi tháng 3 năm nay, Lyft cũng triển khai dịch vụ đi xe chung mang tên Lyft Carpool, nhưng tới tháng 8 này đã phải đóng cửa vì không thu hút đủ tài xế. Từ tháng 9 năm ngoái, Uber cũng đã cho thử nghiệm UberCommute tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Mẫu xe hơi tự lái mà Uber đang thử nghiệm. Ảnh: geek.com.

Với việc triển khai dịch vụ đi xe chung, Google chuẩn bị bước vào thế đối đầu trực diện với Uber. Đây là một diễn biến khá thú vị, vì Google từng bỏ ra 258 triệu USD hồi năm 2013 để đầu tư vào Uber. Lúc đó, Uber mới được định giá 3,5 tỷ USD, so với mức 68 tỷ của ngày hôm nay. Ông David Drummond, Phó Chủ tịch mảng Phát triển Doanh nghiệp của Google, từng là thành viên hội động quản trị của Uber nhưng mới đây đã rút lui vì nhận thấy 2 công ty đang bước vào thế cạnh tranh. Về phía Uber, sau một thời gian dài sử dụng bản đồ của Google, công ty này cũng đang quay sang tự phát triển hệ thống bản đồ của riêng mình. Kinh phí cho dự án này là 500 triệu USD và người thực hiện chính là Brian McClendon, nguyên là trưởng bộ phận bản đồ của Google.

Bên cạnh đó, cả Google và Uber cũng đang đua nhau phát triển hệ thống xe hơi tự lái. Google đang đi trước về mặt này, với một dự án được khởi động từ năm 2009 và tới nay đã chạy được tổng cộng khoảng 2,9 triệu km. Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Google đang xem xét việc kết hợp công nghệ xe tự lái với Waze để tạo nên một cuộc cách mạng về vận tải.

Trong khi đó, hồi đầu tháng 8 này Uber mới thâu tóm công ty Ottomotto chuyên phát triển xe tải tự lái, vốn được thành lập bởi một nhóm cựu nhân viên Google. Uber cũng cho biết sẽ thử nghiệm taxi tự lái tại thành phố Pittsburgh trong vài tuần tới, qua mặt Google về việc thương mại hóa công nghệ xe tự lái.

Gần đây, công ty chuyên sản xuất xe hơi điện Tesla của tỷ phú Elon Musk cũng cho biết họ đang xem xét việc bước vào thị trường dịch vụ gọi xe, thông qua việc triển khai các đội xe Tesla tự lái ở các thành phố lớn tại Mỹ.

Tuấn Minh

Nguồn WSJ / NYT
LEIF - Chiếc thẻ nhỏ gọn biến ví thường thành ví thông minh
LEIF - Chiếc thẻ nhỏ gọn biến ví thường thành ví thông minh

LEIF là giải pháp tiện lợi và đơn giản giúp biến một chiếc ví (bóp) bình thường thành ví thông minh...

LEIF là giải pháp tiện lợi và đơn giản giúp biến một chiếc ví (bóp) bình thường thành ví thông minh. Thật ra thì chúng ta cũng có nhiều thiết bị định vị hay ví thông minh rồi, nhưng đa phần thường là quá dày hay không thực tế. Quay trở lại với LEIF, sở dĩ gọi nó là tiện lợi bởi nó chỉ đơn giản là một tấm card với các chip điện tử tích hợp, khi bỏ LEIF vào ví thì sẽ giúp ví có thể kết nối với smartphone hay có những tính năng chống trộm, xác định vị trí.

Cũng có thể coi LEIF là một thiết bị định vị, nhưng điều quan trọng là hình dáng nó giống như một chiếc card visit không hơn không kém, chỉ mỏng 2mm, và với độ bền khá cao (có thể bẻ cong và khó có thể gãy). Pin của LEIF dùng được từ 3 tháng trở lên, và nó có thể sạc lại qua sạc không dây. Nhìn chung, những gì bạn cần làm chỉ là bỏ LEIF vào một ngăn nào đó trong chiếc ví của bạn, sau đó kết nối Bluetooth với smartphone và rồi sử dụng.

Tuỳ chỉnh phạm vi an toàn: các thiết bị định vị thông thường rất hay làm phiền chúng ta, bởi ví dụ khi ta đặt ví ở ngoài phòng khách, đi tắm mà vượt khỏi khoảng cách an toàn là nó sẽ báo ngay lập tức. Với LEIF, nó sẽ cho người dùng thiết lập vòng bán kính an toàn, tức là trong phạm vi đó nó sẽ không gởi bất kỳ thông báo nào, chỉ khi ra khỏi phạm vi đó mới báo. Khoảng cách an toàn mặc định là 9m, quá khoảng cách này sẽ có thông báo gởi đến smartphone.


Khi bạn đi vào khoảng cách an toàn - tức là gần với chiếc ví cùng với LEIF rồi - ứng dụng sẽ hiển thị khoảng cách chính xác bạn cách ví bao xa để dễ tìm kiếm.

Xác định vị trí và lấy thông tin: Khi bạn và chiếc ví đã ở quá xa nhau và bạn không nhớ để quên ở đâu. LEIF sẽ pin chính xác vị trí của chiếc ví, trong khi đó ứng dụng trên smartphone sẽ tận dụng dữ liệu từ Google Maps để lấy các thông tin như tên, số điện thoại của những điểm gần chiếc ví như nhà hàng, cửa tiệm, quán ăn.

Hiện tại thì LEIF đã gây quỹ thành công trên Kickstarter, nó chắc chắn sẽ được sản xuất và bán ra. Để mua LEIF trong giai đoạn này, bạn cần phải bỏ ra từ $35 (chưa bao gồm phí vận chuyển và thuế). Thời gian giao hàng dự kiến là vào tháng 1 năm 2017.

Theo Kickstarter

5 lỗi doanh nghiệp nhỏ hay mắc phải khi kinh doanh trực tuyến
5 lỗi doanh nghiệp nhỏ hay mắc phải khi kinh doanh trực tuyến

Dưới đây là một vài lỗi thường gặp của các doanh nghiệp nhỏ khi kinh doanh trực tuyến....

1. Sử dụng địa chỉ trang mạng xã hội làm địa chỉ web chính

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, mạng xã hội là chìa khóa để phát triển kinh doanh. Nhưng làm sao để khách hàng biết tìm bạn ở đâu trên mạng xã hội. Một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo khách hàng tìm thấy bạn dù bạn kinh doanh trực tuyến ở bất cứ đâu là đăng ký một tên miền và hướng nó đến trang kinh doanh trên mạng xã hội của bạn.

Chuyển tiếp tên miền hoạt động như việc chuyển tiếp thư. Bạn tạo một lệnh tự động chuyển hướng bất kì ai muốn ghé thăm tên miền của bạn tới trang Facebook, LinkedIn, Esty hay bất kì nền tảng xã hội nào bạn dùng làm kênh truyền thông cho hoạt động kinh doanh hoặc trung tâm của hoạt động thương mại điện tử. Việc chuyển tiếp tên miền có thể dễ dàng được thiết lập qua nhà đăng kí tên miền và chỉ mất khoảng 5 phút.

Một tên miền cũng giúp ghi dấu thương hiệu doanh nghiệp bạn bằng việc cung cấp một địa chỉ web dễ nhớ mà bạn có thể dùng để tiếp thị. Và đến khi bạn đã sẵn sàng có một trang web, bạn cũng không phải thay đổi địa chỉ web mà khách hàng đã biết và sử dụng từ trước đó.

2. Sử dụng email miễn phí làm địa chỉ email công ty

Tên miền không chỉ là một địa chỉ web. Nó có thể đại diện cho tất cả các mặt của một hiện diện trực tuyến trong kinh doanh, bao gồm cả truyền thông. Ngoài địa chỉ web, bạn có thể dùng tên miền để thiết lập một địa chi email tùy chỉnh cho doanh nghiệp. Ví dụ, email info@pearlywhitesmiles.com hay pearlywhitesmiles@gmail.com sẽ đáng tin cậy hơn với khách hàng?

Câu trả lời khá rõ ràng, đặc biệt là nếu bạn đã đưa được họ đến thăm trang web pearlywhitesmiles.com. Thực tế, 65% người tiêu dùng Mỹ cho rằng một email mang tên thương hiệu doanh nghiệp (Ví dụ: contact@joescompany.com) thì đáng tin cậy hơn một email gửi từ tài khoản mail miễn phí không có tên thương hiệu (joescompany@gmail.com). Thêm vào đó, các email lừa đảo ngày càng tăng và người tiêu dùng đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các doanh nghiệp mà họ có thể tin tưởng.

Do vậy, một địa chỉ email đại diện cho công ty và thương hiệu là điều vô cùng cần thiết.

3. Hoãn việc xây dựng website

Không thể phủ nhận là trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, một trang web là điều rất cần thiết. Theo nghiên cứu của Verisign, 84% doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ cho rằng website đóng vai trò quan trọng đối với việc kinh doanh của họ, và 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website khuyên rằng bạn nên có 1 trang web để hỗ trợ công việc kinh doanh.

Chưa bao giờ việc lập một website lại dễ dàng đến thế. Với rất nhiều nhà cung cấp website miễn phí sẵn có hiện nay, chủ doanh nghiệp có nhiều lựa chọn đơn giản và tiết kiệm để có xây dựng một trang web trực tuyến. Được thiết kế cho người dùng không chuyên về mảng công nghệ, những công cụ này cung cấp những mẫu website dễ dùng cho phép bạn xây dựng một trang web mới. Một số chức năng, miễn phí hoặc được tính trọn gói, gồm cả giỏ hàng, mẫu, blog trực tuyến, liên kết chia sẻ tới các trang mạng xã hội, phần mềm hỗ trợ âm thanh, hình ảnh, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tối ưu hóa thiết bị di dộng, báo cáo web, hỗ trợ khách hàng và nhiều hơn nữa.

Chìa khóa nằm ở việc bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Khởi tạo một vài trang web và mở rộng từ đó. Hãy đảm bảo là bạn đã tìm hiểu và lựa chọn nhà thiết kế web phù hợp với nhu cầu của bạn và có khả năng mở rộng song song với sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

4. Lập một trang web và bỏ quên nó

Website là trung tâm của hiện diện trực tuyến nhưng sẽ không ai nhìn thấy nó nếu bạn không chủ động tiếp thị kinh doanh trực tuyến. Có rất nhiều cách bạn có thể dùng để thúc đẩy lượng truy cập cho website và tìm kiếm khách hàng:

  • Tiếp thị qua mạng xã hội: Quảng cáo doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ của bạn trên mạng xã hội và hướng khách hàng đến trang web để biết thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua email: Sử dụng email mang tên thương hiệu doanh nghiệp để các tin tức đặc biệt và chương trình khuyến mại tới khách hàng. Đính kèm đường dẫn tới trang web để khách hàng tham khảo thêm thông tin.
  • Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM): Còn gọi là tìm kiếm mất phí, SEM cho phép bạn quảng bá website trên phần quảng cáo mất phí của các trang kết quả tìm kiếm.

Một trong những cách tốt nhất để thu hút khách hàng tới trang web của bạn và khiến họ quay lại là tạo ra những nội dung chất lượng cao khiến họ thấy thú vị và có giá trị. Người tiêu dùng luôn tìm kiếm những thông tin trực tuyến chân thực và đáng tin cậy vì vậy hãy sử dụng những thông tin mà bạn biết và giữ cho chúng thật đơn giản.

Bắt đầu từ một blog trên website của bạn là cách nhanh chóng và tiết kiệm để bắt đầu xây dựng nội dung. Với mỗi bài blog, tập trung vào một chủ đề và viết thành 2-3 đoạn đơn giản để người tiêu dùng theo dõi, đồng thời, giúp bạn dễ dàng xây dựng nội dung. Thường xuyên thêm những nội dung hấp dẫn vào trang web cũng có thể cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Do vậy bạn càng có lý do để tập trung vào nội dung!

Với nhiều lựa chọn tiếp thị, các doanh nghiệp nhỏ ngày nay không cần phải tự làm điều đó một mình. Bạn có thể sử dụng dịch vụ của nhiều nhà đăng ký dịch vụ tiếp thị hoặc đọc thêm lời khuyên tại TipstoGetOnline.com.

5. Không cân nhắc chiến lược tên miền trong tiếp thị

Hãy nhớ rằng ngoài việc là một địa chỉ web hay địa chỉ email, tên miền còn có nhiều tính năng khác. Bạn còn có thể dùng nó để tiếp thị, Thực tế, đó là chiến thuật đã được các thương hiệu lớn sử dụng thành công và bạn có thể ứng dụng để thúc đẩy thương hiệu.

Các công ty lớn đăng ký nhiều hơn một địa chỉ web với nhiều lý do. Gỉả sử bạn đang khởi động một chiến dịch marketing. Bạn có thể đăng ký một tên miền riêng cho chiến dịch đó và chuyển tiếp nó tới một trang nằm trong website sẵn có của doanh nghiệp để hỗ trợ. Bạn cũng có thể thực hiện chuyển tiếp tên miền để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, nếu tên miền của bạn là banhngotthuhuong.com, bạn cũng có thể đăng ký tên miền với vị trí địa lý cụ thể (như, banhngotthuhuonghanoi.com), các đặc điểm nổi bật, hay các khu vực kinh doanh mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm như hanoibanhngot.com hoặc banhngothanoi.com.

Sử dụng những từ khóa như vậy có thể tạo nên sự khác biệt. Thực tế, nghiên cứu mới đây của Verisign chỉ ra rằng hầu như người sử dụng tìm kiếm trên internet lựa chọn nhiều gấp 2 lần các tên miền có chứa ít nhất một từ khóa mà họ đang tìm kiếm, so với tên miền không chưa bất kì từ khóa nào. Trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng tìm kiếm, như chất lượng nội dung, liên kết nội bộ, ngân sách quảng cáo, tốc độ trang web nhanh hơn,…việc có một danh mục tên miền mang tính mô tả, chứa nhiều từ khóa có thể là một chiến lược thông minh, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp khi khách hàng nhấp chuột vào website.

Nếu bạn vẫn đang mắc những lỗi này, tin tốt là bạn vẫn có thể sửa được. Hãy đọc 5 điều đầu tiên phải làm khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng.

Nam Khánh/ infonet.vn

 

7 lý do kinh doanh trực tuyến chưa thu hút khách
7 lý do kinh doanh trực tuyến chưa thu hút khách

Nội dung website nghèo nàn, sản phẩm được mô tả sơ sài nhưng quy trình thanh toán rắc rối không khác gì "đuổi khéo" khách hàng khỏi gian hàng.

1. Mô tả sản phẩm sơ sài

Có rất nhiều điều liên quan tới mô tả sản phẩm, tùy thuộc vào từng món hàng nhưng không ít cửa hàng bán online lại đang không coi trọng vấn đề này. Thực tế, nếu lên một website công ty, người ta thường xem nội dung về nhân sự của hãng đó (ví dụ ảnh cán bộ nhân viên), tương tự với thương mại điện tử, người mua sẽ xem mô tả sản phẩm chi tiết, đánh giá sản phẩm và phần đánh giá bên bán.

Theo nghiên cứu của Nielsen Norman Group (NN Group), khi một người vào xem sản phẩm trên trang Amazon, có 18% thời gian họ xem ảnh và tới 82% xem nội dung chữ. Do đó, việc cung cấp đầy đủ, chi tiết thông tin (bằng chữ) và hình ảnh về các góc cạnh sản phẩm sẽ đảm bảo mức doanh thu tốt hơn cho các cửa hàng.

2. Quy trình thanh toán phức tạp

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến là quy trình thanh toán. Nhiều chuyên gia khuyên các cửa hàng online nên chọn các bước thanh toán cuối cùng sao cho đơn giản, thân thiện với người dùng và tránh gây sao nhãng nhưng vẫn phải đảm bảo bảo mật thông tin.

Thủ tục thanh toán nhanh gọn nhưng tính bảo mật cao sẽ giúp người mua hài lòng với website hơn.

Một số nhà bán lẻ có xu hướng gợi ý sản phẩm mà người dùng có thể thích khi đang thực hiện thanh toán, nhưng bước này có thể gây kết quả ngoài mong đợi bởi gây xao nhãng cho khách, khiến họ mải tìm thêm và bỏ qua sản phẩm quan trọng, cuối cùng có thể bỏ đi mà không mua gì.

3. Ảnh minh họa kém

Với cửa hàng truyền thống, cách bán hàng tốt nhất là trao tận tay món hàng cho người mua cảm nhận, nhưng các shop online thì không làm được. Do vậy, họ sử dụng hình ảnh để người mua có thể hình dung món hàng thế nào khi đặt trước mặt mình. Các bức ảnh quá lớn (hoặc quá nhỏ), thiếu sáng tạo, chất lượng kém sẽ là nguyên nhân chính khiến khách bỏ đi.

Khách hàng sẽ thích các ảnh thực tế sản phẩm khi sử dụng, chụp ở nhiều góc cạnh, vị trí và công năng khi dùng khác nhau. Ảnh nên có độ phân giải lớn, có thể phóng to thu nhỏ khi cần để người mua xem từng chi tiết.

4. Website trông thiếu tin cậy

Thương hiệu và niềm tin luôn đi kèm với nhau, đặc biệt là ở thương mại điện tử. Ngay cả khi bạn sở hữu công ty uy tín nhất thế giới nhưng website không thể hiện được điều đó, khách hàng vẫn rời khỏi trang web của công ty.

Có nhiều cách để cải thiện hình ảnh thương hiệu giúp tạo niềm tin, nhưng quan trọng vẫn là thấu hiểu được nỗi lo lắng, mối quan tâm cũng như lý do tìm đến sản phẩm của khách hàng. Nếu bạn có thể cung cấp nội dung "dỗ dành" được suy nghĩ của khách, họ sẽ gắn kết với website lâu dài hơn.

Chủ site nên cung cấp nhiều dạng đánh giá thương hiệu như phản hồi khách hàng, sự công nhận của cộng đồng, các câu chuyện liên quan tới công ty... để phát triển niềm tin của khách đối với doanh nghiệp.

5. Ảnh hưởng từ ấn tượng đầu tiên

Ai lướt web cũng từng vào những trang vừa nhìn trông đã thiếu tin tưởng. Có thể chủ web thiếu logo, không nhiều thiết kế sản phẩm hay thậm chí chọn loại phông chữ trông chẳng khác nào trang web tạm bợ, "chỉ ra đời để lừa đảo khách".

Vì thế, ấn tượng đầu tiên sẽ là tất cả đối với một website. Các nghiên cứu chỉ ra rằng "nhìn" và "cảm thấy" về một website là yếu tố chính tạo ra ấn tượng đầu tiên.

Một website có giao diện nghèo nàn ngay lập tức tạo cảm giác thiếu tin tưởng đối với người xem. Để hút khách hàng, các trang web cần phải làm sao cho chuyên nghiệp, từ thiết kế giao diện, khả năng hoạt động trên thiết bị di động cho đến mẫu thanh toán.

6. Tầm quan trọng của di động

Nhiều hãng vẫn chưa nhận ra mức độ phản hồi của website trên thiết bị di động là một vấn đề thực sự. Ngày nay, đa phần người dùng sử dụng điện thoại, máy tính bảng để vào web nên một trang web được tối ưu hiển thị trên màn hình bé hết sức quan trọng.

Người bán cần so sánh hai phiên bản trên di động và trên máy bàn để chắc chắn khách hàng dễ thao tác và cảm thấy thích thú khi dùng.

7. Hacker

Hacker có thể tiếp cận được rất nhiều dữ liệu và các cửa hàng online là mục tiêu của mọi hoạt động phi pháp trên mạng. Khi kẻ gian ngày càng thành thạo kỹ thuật, doanh nghiệp cũng phải đầu tư thêm nguồn lực vào các nền tảng chống gian lận. Không chỉ bảo vệ tài sản của công ty, việc gia cố bảo mật cũng giúp giữ gìn thông tin của khách hàng, giúp họ có niềm tin để tiếp tục mua sắm trực tuyến.

Theo: Hải Khanh
 Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Apple, Google và Amazon sát cánh cùng Microsoft trong cuộc chiến chống chính phủ Mỹ xâm phạm quyền người dùng
Apple, Google và Amazon sát cánh cùng Microsoft trong cuộc chiến chống chính phủ Mỹ xâm phạm quyền người dùng

Nhóm 11 công ty công nghệ bao gồm cả Google cho biết những quy định liên bang về ...

Liên minh bảo vệ người dùng

Apple, Google và Amazon gần đây đã cùng theo bước Microsoft trong cuộc chiến ngăn cản chính phủ Mỹ thực hiện những cuộc điều tra truy quét email của khách hàng.

Microsoft và các công ty công nghệ này cho rằng tương lai ngành điện toán đám mây sẽ nguy khốn nếu các công ty cung cấp dịch vụ không thể bảo đảm được dữ liệu khách hàng trong tay họ luôn được bảo vệ riêng tư tuyệt đối. Một nhóm 11 công ty công nghệ bao gồm cả Google cho biết những quy định liên bang về việc cho phép chính quyền sở tại điều tra dữ liệu khách hàng của họ đã đi quá giới hạn và xâm phạm các quyền cơ bản của người dùng.

Các quy định liên bang giới hạn quyền điều tra nơi ở cũng như những vật dụng hữu hình của người dân nhưng lại cho phép các nhà chức trách được kiểm tra các dữ liệu cá nhân lưu trữ trong tài khoản đám mây của người dùng mà không cần báo cho họ biết là tài khoản của họ đang bị truy vấn.

Delta Air Lines và BP America, Phòng thương mại Hoa Kỳ cùng một số doanh nghiệp khác cũng đang yêu cầu được tham gia liên minh ủng hộ Microsoft và cho rằng những lợi ích khổng lồ ngành điện toán đám mây mang lại chắc chắn sẽ không thể thành hiện thực nếu các công ty không thể bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Loretta Lynch cùng các bên ủng hộ lại bảo vệ quyền truy vấn dữ liệu cá nhân này với lý do các công cụ số sẽ giúp truy quét các hoạt động tội phạm và khủng bố ngày càng tinh vi hiện nay.

Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mark Abueg không phản hồi ngay yêu cầu bình luận về vụ việc cũng như liệu chính phủ sẽ kỳ vọng gì vào Bộ Tư pháp.

Đáp lại yêu cầu trên, chính phủ cho biết Microsoft không có quyền kiện những hoạt động truy vấn người dùng và cho biết công ty đã yêu cầu tòa án xét duyệt hàng ngàn vụ việc liên quan đến tranh chấp này mà không cân nhắc từng trường hợp một.

Vẫn chưa ngã ngũ

Apple cho biết tần suất cũng như phạm vi yêu cầu truy vấn của chính phủ trên thực tế hầu như không có giới hạn bởi công ty không hề biết gì về quá trình điều tra của họ. Tính riêng năm 2016, Apple đã nhận được tới 600 yêu cầu truy vấn tài khoản người dùng.

Fox News Network, Associated Press cùng 27 hãng thông tấn khác cũng yêu cầu tham gia vào phiên tòa thứ Sáu vừa qua và cho biết ngăn cấm giới báo chí tiết lộ các hoạt động truy vấn tài khoản email người dùng là vi phạm quyền tự do ngôn luận nói chung.

Microsoft đã đứng trên chiến tuyến này từ 2 năm trước. Tháng 7 vừa qua, hãng phần mềm khổng lồ đã kêu gọi tổ chức một phiên tòa điều tra vụ việc chính phủ yêu cầu truy cập email lưu trữ trên server của công ty tại Ireland, một phần trong cuộc điều tra một đường dây ma túy tại Manhantan, New York.

Quyền truy cập từ chính phủ

Trong vụ việc được lôi ra trước tòa án Seattle, Microsoft coi đạo luật bảo vệ quyền riêng tư thư tín điện tử (ECPA) năm 1986 là đi ngược lại Hiến pháp và cho rằng khách hàng của công ty có quyền được biết khi nào chính phủ đang tiến hành truy quét tài khoản của họ. Những đạo luật trước đây vẫn cho phép chính phủ Mỹ bí mật truy cập dữ liệu cá nhân người dùng trong các cuộc điều tra.

Niềm tin của dư luận của tế vào sự giám sát của Mỹ đã suy giảm sau vụ việc cựu điệp viên CIA Edward Snowden tiết lộ các hoạt động tình báo của chính phủ nước này.

Theo chuyên viên phân tích Matt Larson của Bloomberg Intelligence, Microsoft muốn có thể thông báo cho người dùng của họ khi nào những hoạt động truy vấn tài khoản được thực hiện để bảo vệ quyền riêng tư cho họ.

Microsoft cho biết tính từ thời điểm 18 tháng trước khi vụ việc được đệ trình lên tòa án, công ty đã nhận được hơn 5600 yêu cầu truy cập dữ liệu người dùng từ chính phủ liên bang, trong đó có 2600 yêu cầu mật không cho phép Microsoft được báo với khách hàng về các hoạt động điều tra.

Các bên ủng hộ Microsoft, bao gồm cả các cựu công tố viên bang Washington và một cựu điệp viên đặc biệt của FBI. Họ đều đồng ý rằng những cuộc điều tra bí mật đã đi ngược lại Hiến pháp.

Chi tiết vụ việc sẽ được đưa tin thêm trong thời gian tới.

Tham khảo Bloomberg

Thay đổi tư duy về truyền thông trên mạng xã hội
Thay đổi tư duy về truyền thông trên mạng xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội đã làm nên cuộc cách mạng khi tạo ra nhiều tác động đến cách thức khách hàng tương tác với thương hiệu, và cách mà các thương hiệu gây ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng...

Chủ đề gây tranh luận trong sự kiện Innovation Summit CMO tháng 06 vừa qua chủ trì bởi Greg Paull - Đồng sáng lập và lãnh đạo của R3, cùng với sự góp mặt của các chuyên gia trong ngành truyền thông là làm sao đưa ra thay đổi tư duy về truyền thông qua mạng xã hội.

Ẩn sau những điều trái với sự thật là gì?

"Đối với tôi thì những bí ẩn lớn nhất là đối tượng tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội khác biệt như thế nào với lượng khán giả trên DP hoặc báo giấy." Chris Baker, Giám đốc điều hành Totem Media chia sẻ.

Baker lưu ý rằng không nhất thiết mọi chiến dịch trên mạng xã hội đều phải có đo lường. Trong một số trường hợp, việc cố gắng đo lường thậm chí có thể làm chiến dịch đó không còn ý nghĩa của mục tiêu ban đầu.

"Trong giai đoạn các công ty còn khá mới mẻ với truyền thông trên mạng xã hội thì việc đo lường hiệu quả làm cho quảng cáo không còn tập trung vào ý nghĩa và sự thú vị cho người tiêu dùng", ông nói thêm.

"Nó cần phải được quan tâm trong toàn tổ chức và trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người. Mọi người nên trao đổi với nhau về việc này hằng ngày", ông nói.

Ông Drew Calin là người đứng đầu doanh nghiệp tại HK & SEA, LinkedIn Marketing Solutions, lại có một cách nhìn khác khi nói rằng chúng ta không thể kiểm tra toàn diện các hoạt động trên mạng xã hội.

"Tôi cho rằng đó là một cách nghĩ thiếu sót. Điều bí ẩn lớn nhất đối với tôi là thấy được tương tác và ảnh hưởng của mạng xã hội lên cuộc sống của khách hàng tiềm năng thay vì xem xét hiệu quả của bản thân mạng xã hội mà thôi", Calin nói.

Ông nhận thấy truyền thông trên mạng xã hội là một phần trong cuộc hành trình của công ty. Ông cùng với Baker nhấn mạnh rằng phương tiện truyền thông xã hội nên là yếu tố bao gồm trong bức tranh tổng thể chứ không chỉ là nét chấm phá riêng lẻ.

Hiranand phân tích sâu hơn rằng truyền thông trên mạng xã hội nên được nhìn nhận là một phần trong cuộc hành trình của khách hàng. "Vì vậy, mọi người cần phải suy nghĩ về vai trò của mạng xã hội trong suốt quá trình và hiệu quả các bạn có được từ mạng xã hội là gì so với những hình thức tương tác khác. Những yếu tố đó sẽ được CEO của bạn quan tâm đến đấy".

Mạng xã hội không phải là bán hàng

Greg đã nhắc đến một chủ đề mà nhiều CMO vẫn đang tự hỏi – có thể dùng mạng xã hội để bán hàng hay không.

"Không phải tất cả hoạt động trên mạng xã hội đều dẫn đến doanh thu. Nó thực sự phụ thuộc vào thương hiệu", Baker nói. Ông nhấn mạnh thêm bằng kinh nghiệm làm việc với hãng Disney ở Trung Quốc, nơi mà họ đã tìm cách để nâng cao nhận thức về phim Star Wars.

"Đối với những người quan tâm đến bán hàng, chúng ta cần phải chắc chắn rằng chúng ta xây dựng được hệ thống để gắn kết với kết qua đạt được. Về cơ bản, chúng ta cần có một nơi cụ thể dành cho khách hàng", ông nói thêm.

Calin lưu ý rằng phương tiện truyền thông xã hội nên được nhìn nhận trong một bối cảnh rộng lớn hơn: "Bạn có khả năng để hiểu suy nghĩ của khán giả trong ngữ cảnh phù hợp trải nghiệm hiện tại của họ", ông nói.

Đó là lý do tại sao mọi người đang sử dụng mạng xã hội như của LinkedIn. "Đó là về khả năng hiểu biết đối tượng đọc giả. Kinh nghiệm quan trọng với bán hàng. Nhưng nếu bạn bước vào thế giới truyền thông mạng xã hội mà chỉ chú trọng thực hiện việc bán hàng thì đó đã là sai lầm. Phương tiện truyền thông xã hội là công cụ thể hiện hành vi, các mối quan hệ, và tất cả về việc trao đổi giá trị", ông nói.

Hiranand nhấn mạnh Coca Cola và Lego là ví dụ tốt về việc thay đổi doanh số nhờ vào mạng xã hội, cô cho biết xây dựng được mô hình theo dõi là quan trọng hàng đầu.

"Hãy cùng suy nghĩ xem những gì phương tiện truyền thông xã hội làm cho tất cả mọi người? Đó là những thói quen hình thành từ công nghệ. Khi có ai đó đề xuất một thương hiệu thì bạn đã bị ảnh hưởng bởi sự giới thiệu. Đó là lợi ích. Nếu bạn chỉ muốn bán hàng thông qua mạng xã hội thì bạn đang quên mất điểm cốt lõi của truyền thông xã hội, chính là sự tương tác hai chiều", cô nói.

Hiranand cũng nhìn nhận phương tiện truyền thông xã hội dựa trên nhiều kết quả khác nhau chứ không riêng về việc bán hàng. "Bạn đang thay đổi quan điểm của khách hàng bằng cách có tiếng nói chung về chủ đề mà họ đang bàn luận. Vậy nên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến kết quả, nhưng kết quả đó không nhất thiết phải là doanh số bán hàng".

Nắm bắt và học hỏi từ sự tiêu cực

Một trong những rủi ro lớn nhất về việc sử dụng truyền thông xã hội là ý kiến tiêu cực. Chỉ cần nhìn vào các cuộc tranh cãi xung quanh quyết định hủy bỏ một buổi hòa nhạc Canto-pop do Lancôme tổ chức với sự góp mặt của nữ ca sĩ Denise Ho - Hà Vận Thi (Cô đã công khai ủng hộ Chiếm Lĩnh, phong trào tranh đấu cho nền dân chủ tại Hồng Kông. Cô cũng đã đăng trên Facebook một bức ảnh của cô chụp chung với Đức Đạt Lai Lạt Ma). Sự việc bắt nguồn từ những lời kêu gọi của cư dân mạng Trung Quốc nhằm mục đích tẩy chay thương hiệu trên sau khi tờ báo Global Times - nhật báo Hoa ngữ cho rằng nữ ca sĩ này có suy nghĩ ủng hộ nền dân chủ.

"Điều đáng buồn về trường hợp của Lancôme là đáng lẽ ra họ nên có sự tiên đoán cho kết quả này. Chúng tôi đã có hai năm kinh nghiệm với các sự cố đặc biệt của những thương hiệu từ ngành hàng xa xỉ mà nguyên nhân đếu bắt nguồn từ cách họ đối xử với người tiêu dùng đại lục và người tiêu dùng địa phương", Hiranand nói.

Cô nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của các thương hiệu là làm sao phải có được cách thức cho việc quản lý khủng hoảng truyền thông.

"Quá nhiều thương hiệu tập trung vào phản ứng. Bạn cần phải có một đội ngũ tinh nhuệ quản lý khủng hoảng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, phải có phương thức dùng riêng trong nội bộ cho việc học hỏi [từ sự cố như vậy]."

Vấn đề quan trọng trong việc xử lý tin tức có tính tiêu cực trên phương tiện truyền thông xã hội là người điều hành hệ thống.

"Nếu bạn sử dụng agency thuê ngoài thì không còn hiệu quả nữa. Tại sao ư? Vì kĩ năng cần thiết ở đây là dịch vụ khách hàng. Cần phải xây dựng dịch vụ khách hàng như là một phần trong việc quản lý cộng đồng của bạn. Và bạn cần phải quản lý nó ngay hôm nay", Hiranand lưu ý rằng những kỳ vọng của khách hàng luôn thay đổi và họ muốn có phản hồi nhanh nhất có thể.

"Chúng ta cần phải bắt đầu suy nghĩ như khách hàng thay vì giữ suy nghĩ của marketer. Vai trò cần được thay đổi", Calin nói thêm.

Đến lúc trải nghiệm thực tế

Rủi ro khác của mạng xã hội là việc xa rời với thực tế. Đối với các CMO, để thực hiện những chiến dịch truyền thông xã hội tương tác cùng khách hàng thì họ thường sử dụng giải pháp của bên thứ ba, trong khi CTO lại cảm thấy không hài lòng gì khi có quá nhiều hệ thống bên ngoài và không tích hợp được với cơ sở hạ tầng của công ty.

"Thường thì khi có một chiến dịch truyền thông xã hội tạo được ảnh hưởng nhất định, các CMO sẽ muốn đánh giá nó, trong khi đó thì CTO nói rằng nó không được tích hợp với những gì mà họ đang làm"Ben StobartPhó chủ tịch marketing và danh mục đầu tư tại BT AMEA đã phát biểu.

"Tại thời điểm này, các CMO muốn tạo sự tương tác với khán giả, trong khi đó thì CTO nói rằng họ sẽ giữ cho mọi việc tách biệt như hiện tại. Vì vậy, Thách thức lớn nhất và cũng là áp lực mà các CTO đang gặp phải chính là điều mọi người đang nói đến, Cuộc cách mạng của ngành", ông nói thêm.

Stobart xem đây là một nguy cơ lớn. "Rất nhiều doanh nghiệp ngoài kia chưa có khả năng tích hợp. Tôi nghĩ rằng các CMO và CTO cần phải đồng hành và để cho việc tích hợp mạng xã hội vào hành trình của khách hàng trở thành công việc mà họ phải làm hàng ngày. CMO cần phải tìm hiểu về khả năng cũng như khiếm khuyết trong lĩnh vực digital của Doanh nghiệp", ông nói.

R3 Việt Nam

Chiến lược tạo ra ứng dụng giống hệt để tiêu diệt Slack chính là của Bill Gates
Chiến lược tạo ra ứng dụng giống hệt để tiêu diệt Slack chính là của Bill Gates

Gates cho rằng Microsoft tốt hơn hết nên tận dụng chính Skype

Tháng 3 vừa qua, báo chí đồng loạt đưa tin cho rằng Microsoft đang thương lượng thâu tóm Slack – cái tên đình đám trong giới startup ứng dụng làm việc nhóm. Thế nhưng nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates ngay sau đó đã “can thiệp” để thương vụ này không thể thành hiện thực.

Gates cho rằng Microsoft tốt hơn hết nên tận dụng chính Skype - ứng dụng chat công ty từng mua lại với giá 8,5 tỷ USD vào năm 2011 - làm bệ phóng cho một công cụ mới cạnh tranh với Slack. Đây là nước cờ quen thuộc Bill Gates thường áp dụng với các đối thủ trước đây: Nếu không thâu tóm thì sẽ tiêu diệt bằng cách phát triển sản phẩm tương tự rồi tung ra cho lượng khách hàng khổng lồ sẵn có của mình.

 

Giao diện Slack với các channel cho phép người dùng làm việc với các nhóm riêng trong cả công ty

 

Có vẻ như Microsoft đã làm theo đúng như lời khuyên của Gates: Blog MSPoweruser mới đây đưa tin rằng gã khổng lồ công nghệ hiện đang tiến hành thử nghiệm công cụ làm việc nhóm mới mang tên Skype Team với nhiều yếu tố rất giống Slack nhưng vẫn có một điểm cải thiện.

Tương tự như Slack, Skype Team đưa ra các “channel” để người dùng sử dụng như những phòng chat nhóm khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất là tính năng “Threaded conversations” cho phép người dùng tổ chức các cuộc hội thoại liên quan đến nhau theo kiểu ấn Reply trả lời riêng như trong comment Facebook.

Về những tính năng khác thì Skype Team và Slack có vẻ như tương đương nhau, bao gồm cả việc cho phép thực hiện cuộc gọi thoại thẳng từ cửa sổ chat. MSPoweruser cũng tiết lộ bức ảnh chụp màn hình Skype Team lấy được từ nhân viên Microsoft dưới đây:

 

Giao diện Skype Team, có thể nói là giống Slack đến 80%

Cuối cùng thì Skype Team dự kiến sẽ được gộp vào bộ Office 365, sử dụng kiểu subscribe theo tháng/năm cho doanh nghiệp chứ không phát hành theo dạng phần mềm biệt lập.

Đây là một chiến lược dễ hiểu với Microsoft bởi Slack đã đi trước khá nhiều trong địa hạt này. Thêm vào đó, Microsoft cũng đang tìm cách thuyết phục các doanh nghiệp nâng cấp gói Office 365 của họ lên phiên bản mới, giúp hãng thu được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi khách hàng.

Trong khi Slack đã định vị thương hiệu khá tốt trên thị trường ngách là các startup cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hãng vẫn đang khá chật vật khi xoay sang nhóm doanh nghiệp lớn. Các công ty lớn như Uber cuối cùng đều từ bỏ Slack và quay sang sử dụng công cụ đối thủ làAtlassian HipChat. Rõ ràng Slack vẫn chưa được trang bị đủ các thành trì bảo mật cũng như các tính năng đi kèm cần thiết.

Chính vì vậy mà cho dù Slack có nhận được sự yêu mến của nhiều startup tại Thung lũng Silicon thì kinh nghiệm làm việc với thị trường doanh nghiệp của Microsoft cũng vẫn sẽ là thứ vũ khí nguy hiểm giúp gã khổng lồ công nghệ đánh bật được startup non trẻ này. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc chiến hết sức khốc liệt.

Một đại diện của Microsoft cho biết công ty “luôn xây dựng và thử nghiệm các giải pháp mới giúp mọi người cộng tác và làm việc hiệu quả hơn”, nhưng cũng từ chối bình luận thêm về Skype Team.

Tham khảo BI

Microsoft chê Chrome tốn pin, Google đã có câu trả lời
Microsoft chê Chrome tốn pin, Google đã có câu trả lời

Microsoft tuyên chiến trước, khi bóc mẽ Chrome của Google gây tốn pin. Giờ đây Google đã có câu trả lời.

Microsoft là người tuyên chiến trước, khi so sánh với trình duyệt Chrome của Google. Mục đích là để bóc mẽ việc trình duyệt Chrome gây tốn pin hơn rất nhiều trên laptop. Microsoft thậm chí còn tạo ra thông báo trong Windows 10 để khuyến khích người dùng chuyển sang sử dụng Edge.

Không cần phải đợi quá lâu, Google đã có câu trả lời. Gã khổng lồ tìm kiếm đã công bố đoạn video thử nghiệm mới của mình, trong đó sử dụng chính chiếc Surface Book của Microsoft.

Cụ thể, 2 chiếc Surface Book được thử nghiệm thời lượng sử dụng pin. Một chiếc cài trình duyệt Chrome 53 mới nhất, một chiếc cài phiên bản Chrome cách đây 1 năm. Với mục đích để chứng minh sự cải tiến đáng kể của trình duyệt Chrome, đặc biệt là thời lượng sử dụng pin.

Thử nghiệm được tiến hành với các video HTML5 của Vimeo, Facebook và YouTube. Kết quả là chiếc Surface Book cài Chrome 53 có thể hoạt động suốt 10 tiếng 30 phút, nhiều hơn tới 2 tiếng so với phiên bản Chrome cũ.

Phiên bản Chrome 53 vừa mới được Google phát hành vào tuần trước, với việc cải thiện đáng kể thời lượng sử dụng pin. Không chỉ trên Windows, mà trình duyệt Chrome 53 trên Mac cũng có thể giảm tới 33% khả năng tiêu thụ pin.

Đây mới chỉ là đòn trả đũa đầu tiên của Google, khi tiến hành so sánh với trình duyệt Chrome cũ. Chúng ta đang rất mong đợi một đoạn video mới, với thử nghiệm so sánh giữa trình duyệt Chrome của Google và Edge của Microsoft.

Tham khảo: theverge

 
Google thâu tóm Apigee với giá 625 triệu USD, bổ sung một vũ khí hạng nặng vào cuộc chiến API
Google thâu tóm Apigee với giá 625 triệu USD, bổ sung một vũ khí hạng nặng vào cuộc chiến API

Google vừa công bố rằng hãng này có ý định mua lại Apigee, một công ty cung cấp nền tảng quản lý API, với giá 625 triệu USD.

Apigee giúp khách hàng xây dựng các sản phẩm kỹ thuật số với các API mở. Khách hàng của Apigee toàn những cái tên lớn như Walgreens, AT&T, Bechtel, Burberry, First Data và Live Nation.

Trong bài viết trên blog của công ty nhằm công bố thỏa thuận, Diane Greene, phó chủ tịch cao cấp của Google phụ trách mảng điện toán đám mây đã lấy Walgreens làm ví dụ nhằm trình bày sự hữu ích của Apigee:

"Walgreens, ví dụ, sử dụng Apigee để quản lý các API cho phép một hệ sinh thái các đối tác và các nhà phát triển xây dựng ứng dụng dựa trên API của Walgreens, bao gồm Photo Prints API và các API Prescription", Greene chia sẻ. Bà chắc chắn rằng mua Apigee sẽ giúp Google có thêm một vũ khí hạng nặng. "Việc bổ sung các giải pháp API của Apigee vào công nghệ điện toán đám mây của Google sẽ giúp tăng tốc độ cho khách hàng nhằm hỗ trợ công việc kinh doanh của họ với các tương tác kỹ thuật số chất lượng cao. Apigee sẽ khiến mọi việc dễ dàng hơn nhiều".

Ngay cả Amazon Web Services cũng là khách hàng của Apigee.

Bằng thương vụ thâu tóm Apigee, Google sẽ có một vị trí tốt trong không gian quản lý API với nguồn khách hàng dồi dào. Với Apigee Google sẽ có thêm một mảng kinh doanh mới đó là hỗ trợ các doanh nghiệp khác vượt qua những quá trình khó khăn, chuyển mình sang kỹ thuật số nhiều hơn nữa. Thực tế là mọi công ty đều muốn chuyển sang kỹ thuật số. Và các công ty lớn như Dell, Google. AWS, Microsoft cùng các nhà cung cấp giải pháp doanh nghiệp khác rất muốn giúp họ thực hiện mục tiêu đó.

Apigee IPO vào năm ngoái và giá cổ phiếu của hãng này trong một năm qua có rất nhiều biến động lên, xuống. Thực tế mức giá 625 triệu USD mà Google đưa ra chỉ cao hơn một chút so với mức 499 triệu USD giá trị vốn hóa thị trường của Apigee.

Theo TechCrunch

Chậm mà chắc, Bing đang tăng trưởng nhanh hơn cả Google
Chậm mà chắc, Bing đang tăng trưởng nhanh hơn cả Google

Ngôi vương về cỗ máy tìm kiếm trên desktop của Google đang có nguy cơ bị lung lay.

Theo những con số thống kê mới nhất trong báo cáo của comScore, thị phần của cỗ máy tìm kiếm Bing đã tăng trưởng nhanh hơn Google trong tháng Tư vừa qua. Chính xác hơn, thị phần của Bing đã tăng thêm 0,2% trong khi thị phần của Google lại giảm 0,2%.

Toàn bộ thị phần tìm kiếm bằng máy tính bàn ở Mỹ của Google đã giảm xuống dưới mức trước đây là 64%, và chỉ còn 63,8%. Trong khi đó thị phần tìm kiếm bằng máy tính bàn của Microsoft giờ đứng ở vị trí 21,6%.

Vậy tại sao thị phần tìm kiếm cua Bing lại tăng trong khi của Google lại giảm? Sự tăng trưởng của Windows 10 có thể là một yếu tốc tác động, do Bing được tích hợp trên toàn bộ hệ điều hành cho máy tính bàn này.

Gần đây Bing tuyên bố rằng 25% lượng tìm kiếm của họ đến từ tìm kiếm bằng giọng nói. Điều này có thể làm người ta nhớ đến Siri của Apple, nhưng những con số của comScore chỉ ra rằng nó đến từ các tìm kiếm trên máy tính bàn.

Việc Windows 10 có thể tạo ra sự gia tăng về tìm kiếm bằng giọng nói trên Bing nhờ vào tính năng “Hey Cortana” của nó. Trên Windows 10, người dùng có thể thực hiện lệnh tìm kiếm bằng giọng nói từ bất kỳ đâu, bằng cách sử dụng lệnh đó. Với việc ngày càng nhiều người dùng nâng cấp lên Windows 10, rõ ràng việc tìm kiếm bằng giọng nói trên máy tính bàn chiếm đến 25% là điều dễ hiểu.

Mặc dù vậy, một thống kê tại Anh cho thấy, thị phần của Bing tại nước này cũng đã tăng lên 20% vào đầu tháng Chín, hơn một tháng sau khi việc nâng cấp miễn phí lên Windows 10 của Microsoft kết thúc.

Chúng ta sẽ cùng xem xu thế này có thể duy trì trong thời gian dài hay không. Việc Google vẫn là ông vua trong cỗ máy tìm kiếm trên desktop trong tương lai gần là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên điều thú vị không kém là ngày càng nhiều người tìm kiếm trên Bing hơn so với trước đây.

Tham khảo Searchenginejournal

Google bắt đầu hiển thị tốc độ tối đa trên đường
Google bắt đầu hiển thị tốc độ tối đa trên đường

Một số người dùng Google Maps tại Mỹ vừa thấy dịch vụ này cập nhật tính năng hiển thị tốc độ tối đa cho phép.

Một số người dùng Google Maps tại Mỹ vừa thấy dịch vụ này cập nhật tính năng hiển thị tốc độ tối đa cho phép. Đây là tính năng mà người ta đã yêu cầu Google cung cấp rất lâu nhưng giờ thì họ mới bắt đầu thử nghiệm. Trước kia, để xem các thông tin này mình thường dùng Here Maps và Waze nhưng Here thì càng ngày càng cập nhật chậm còn Waze không thật sự thân thuộc và ít người dùng ở Việt Nam (Waze được Google mua lại).

Với việc Google bắt đầu hỗ trợ hiển thị tốc độ tối đa thì chúng ta sẽ có một dịch vụ tất cả trong một mà không cần phải chuyển qua chuyển lại nữa. Bản thân Waze là con của Google đã có những thông tin này nên việc đồng bộ dữ liệu giữa hai dịch vụ là khá dễ dàng.

 

Tham khảo: 9to5Google

Quảng cáo trực tuyến áp đảo quảng cáo truyền hình
Quảng cáo trực tuyến áp đảo quảng cáo truyền hình

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam đang đứng đầu trong việc sử dụng mạng xã hội cho các hoạt động quảng bá...

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam đang đứng đầu trong việc sử dụng mạng xã hội cho các hoạt động quảng bá. Đặc biệt, hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam trong khối xuất khẩu trên mạng xã hội còn đứng thứ 2 trên thế giới.

Trong vài tháng vừa qua, doanh thu từ quảng cáo nội địa của Facebook đã vượt mặt các thương hiệu truyền hình lớn như Comcast, CBS Corp, Disney, và 21st Century Fox. 13,1 tỷ USD mà mạng xã hội này và Google thu về trong quý II/2016 thậm chí đã vượt qua tổng doanh thu cùng kỳ của 4 ông lớn truyền hình cộng lại.

Chưa bao giờ quảng cáo truyền hình lại trở nên yếu thế như vậy trước sự phát triển quá nhanh của quảng cáo trực tuyến.

So kè lợi thế

Theo đánh giá của eMarketer, vào năm 2017, chi tiêu cho quảng cáo trên truyền hình sẽ đạt khoảng 72,01 tỷ USD, chiếm 35,8% của tổng chi tiêu cho quảng cáo Media Ad tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, tổng chi tiêu cho Digital Ad vào năm 2017 sẽ đạt 77,37 tỷ USD, chiếm 38,4% thị phần, nhỉnh hơn so với công cụ truyền thống.

Khả năng cá nhân hóa các quảng cáo đã tạo nên thành công không thể chối cãi của mạng xã hội. Bởi, quảng cáo trên công cụ này dựa trên những đặc điểm cá nhân của từng người. Nó tạo nên lợi thế so với quảng cáo truyền thống: sẽ chỉ tính phí nếu mang tới những tương tác cụ thể từ người dùng, một "quyền lực đặc biệt", một tính năng mà quảng cáo truyền hình chưa thể có.

Trong khi đó, các công ty truyền hình lại biết quá ít về khán giả của mình. Dù lượng khán giả lớn nhưng rải rác trên các kênh truyền hình, thậm chí là những kênh truyền hình trực tuyến, người đặt quảng cáo hầu như không thể biết được người xem là ai và sở thích của họ là gì. Điều này khiến cán cân lựa chọn nghiêng hẳn về phía công cụ trực tuyến.

Trong đó, quảng cáo trên di dộng chiếm ưu thế chính trong chi tiêu cho quảng cáo Digital Ad. Theo đánh giá của eMarketer, doanh nghiệp sẽ chi tiêu nhiều hơn cho Digital Ad vì đó là một cách tối ưu chi phí trong một nền kinh tế quá nhiều biến động hiện nay.

Chọn mặt gửi vàng

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nên chọn kênh quảng bá nào cho sản phẩm cũng như thương hiệu của mình? Câu trả lời không phải là truyền hình hay trực tuyến. Bởi, lựa chọn tốt nhất trong quảng bá phải được dựa trên mức hiệu quả của kênh quảng cáo đó, chứ không phải phụ thuộc vào một xu hướng nào cụ thể. Doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ về hiệu quả của các kênh truyền thông để so sánh xem kênh nào có thể đem lại mức hiệu quả cao nhất.

Một quảng cáo hàng xuất khẩu trên Facebook.

Một khía cạnh khác là cũng nên lưu ý đến sự tương đồng giữa phương thức quảng cáo và mục tiêu của mình.

Ví dụ, nếu muốn tìm khách hàng, đăng ký mua hàng thì kênh TV sẽ không phù hợp bằng các hình thức quảng cáo trực tuyến vì quảng cáo trực tuyến sẽ cho phép khách hàng đến trang đăng ký mua sản phẩm để tiếp cận và mua sản phẩm nhanh hơn. Nhưng nếu muốn khuếch trương thương hiệu của mình thì lại cần kết hợp kênh trực tuyến và TV để đạt được mức hiệu quả cao nhất.

Trong thực tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là khối SME, sẽ khó có khả năng tiếp cận với TV vì chi phí cao. Với quảng cáo trực tuyến thì họ có thể chọn ngân sách phù hợp với khả năng nên các SME sẽ ưu ái cho hình thức trực tuyến hơn.

Riêng tại thị trường Việt Nam, các hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội đang rất sôi động. Facebook đo lường con số này thông qua các tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng thì thấy, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các SME Việt Nam đang đứng đầu trong việc sử dụng mạng xã hội cho các hoạt động quảng bá.

Đặc biệt, hoạt động của doanh nghiệp Việt trong khối xuất khẩu trên mạng xã hội còn đứng thứ 2 trên thế giới. Điều này cho thấy khả năng phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường bằng quảng bá xuyên biên giới với mạng xã hội đang ngày càng hiện hữu.

Thực tế, doanh thu của Google từ quảng cáo luôn lớn hơn Facebook rất nhiều. Tuy nhiên, Facebook cũng đã và đang nhanh chóng thu hẹp dần khoảng cách này. Với tốc độ tăng trưởng đạt 64%, Facebook phát triển nhanh gấp 8 lần CBS Corp, công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất ngành giải trí. Hiện doanh thu quảng cáo toàn cầu của Facebook lớn gấp 2 lần doanh thu đến từ nội địa. Trung bình mỗi năm Facebook thu về 50 triệu USD từ người dùng tại Mỹ và Canada, tăng cao so với 34 triệu USD doanh thu năm trước và 21 triệu USD năm trước đó.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, xây sau
Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, xây sau

Xây dựng thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, bán lẻ hay B2B.

Xây dựng thương hiệu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, bán lẻ hay B2B. Chiến lược thương hiệu hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp lợi thế lớn trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh.

Nhưng "thương hiệu" thực ra là gì?

Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, đồng thời là nhà sáng lập và chủ tịch của trang LogoYes.com - trang web thiết kế logo theo mô hình do-it-yourself (tự tay làm lấy) đầu tiên trên thế giới, ông John Williams cho rằng, hiểu được tầm quan trọng của thuật ngữ “xây dựng thương hiệu” sẽ giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu cho chính công ty mình.

Nói một cách đơn giản, thương hiệu chính là lời hứa của bạn đến khách hàng. Nó cho biết họ có thể trông đợi gì từ các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp, và nó phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu lấy nguồn gốc từ câu hỏi: Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Và trong mắt mọi người, bạn như thế nào?

Liệu bạn có phải là người dám khác biệt đầy sáng tạo trong lĩnh vực mình hoạt động? Hay dày dạn kinh nghiệm và đáng tin cậy? Sản phẩm của bạn theo tiêu chí giá cao đi đôi với chất lượng, hay giá thấp nhưng mang lại giá trị cao? Bạn không thể chọn cả hai, bạn cũng không thể cung cấp tất cả mọi thứ. Việc bạn là ai dựa trên mức độ khách hàng mục tiêu muốn và cần gì ở bạn.

Nike gia tăng giá trị của mình bằng hình thức chất lượng được thừa nhận bởi người nổi tiếng. Nguồn: hdwallpaper.nu

Nền tảng cho thương hiệu chính là logo. Từ trang web, bao bì đóng gói cho đến chất liệu quảng cáo, tất cả cần được tích hợp vào logo của doanh nghiệp, nhằm truyền tải thông điệp thương hiệu.

Chiến lược và giá trị thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là xác định kế hoạch giao tiếp và truyền tải thông điệp thương hiệu với những câu hỏi: làm thế nào, cái gì, ở đâu, khi nào và tới ai. Việc bạn quảng cáo ở đâu là một phần trong chiến lược thương hiệu. Và kênh phân phối cũng là một phần của chiến lược đó. Khi đó, giao tiếp bằng trực quan hay qua lời nói cũng là một phần trong chiến lược.

Xây dựng thương hiệu nhất quán và mang tính chiến lược sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh với giá trị cao. Với phần giá trị gia tăng thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, bạn có thể ra giá cao hơn so với những sản phẩm tương tự nhưng lại không có thương hiệu. Ví dụ điển hình là Coke và soda thông thường. Coca-Cola đã xây dựng được một thương hiệu có giá trị quá mạnh, vì thế sản phẩm của họ có giá cao hơn, và khách hàng phải trả phần cao hơn đó.

Giá trị gia tăng thực tế lên giá trị thương hiệu thường đi kèm dưới hình thức chất lượng được thừa nhận hoặc gắn kết tình cảm. Ví dụ như Nike, họ liên kết các sản phẩm của mình với các ngôi sao thể thao hàng đầu với mong muốn khách hàng từ việc yêu quý các vận động viên, sẽ thích luôn sản phẩm của họ. Giày của Nike bán chạy không chỉ đơn thuần nhờ tính năng.

Định nghĩa chính mình

Việc định nghĩa thương hiệu cũng giống như một cuộc hành trình kinh doanh tự khám phá, có thể đầy khó khăn, tốn thời gian và không dễ chịu chút nào. Nó cũng đòi hỏi ít nhất việc bạn có thể trả lời được các câu hỏi sau:

  • Sứ mệnh của công ty là gì?
  • Lợi ích và đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty?
  • Khách hàng và khách hàng tiềm năng nghĩ gì về công ty?
  • Những phẩm chất nào công ty cần có ?

Hãy tự mình nghiên cứu. Tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Đừng phụ thuộc vào những điều bạn cho rằng khách hàng nghĩ như vậy. Hãy thực sự biết họ nghĩ gì.

Vì việc xác định thương hiệu và phát triển chiến lược thương hiệu có thể trở nên vô cùng phức tạp, hãy tận dụng ý kiến chuyên môn từ nhóm tư vấn doanh nghiệp nhỏ phi lợi nhuận hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ nào đó.

Khi đã xác định được thương hiệu, làm sao để tiếp thị ra thế giới bên ngoài? Sau đây là một số lời khuyên đơn giản, nhưng đã được thời gian kiếm chứng:

 

  • Tạo ra một logo tuyệt vời. Đặt nó ở khắp mọi nơi.
  • Viết lại thông điệp thương hiệu. Thông điệp chính bạn muốn truyền tải về thương hiệu của mình là gì? Mỗi nhân viên cần phải nhận thức được đặc trưng thương hiệu của mình.
  • Tích hợp thương hiệu. Mở rộng thương hiệu đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp, cách trả lời điện thoại, cách ăn mặc của bạn và nhân viên bán hàng khi gặp khách hàng, chữ ký trên email, tất cả mọi thứ.
  • Tạo ra "tiếng nói" cho công ty mà có thể phản ánh đúng thương hiệu của bạn. Điều quan trọng là "tiếng nói" này cần được thể hiện trong các văn bản và kết hợp vào hình ảnh trực quan trên tất cả mọi nguyên vật liệu, dù trực tuyến hay ngoài đời thực. Thương hiệu của bạn có thân thiện với khách hàng? Hãy giao tiếp. Nó có thanh lịch? Hãy trang trọng hơn. Hãy phát triển tagline (một dạng slogan hoặc cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và sống động tóm tắt về một công ty hoặc một sản phẩm). Viết cái gì đó dễ nhớ, ý nghĩa và súc tích, giúp thể hiện được bản chất thương hiệu.
  • Thiết kế biểu mẫu và tạo ra các tiêu chuẩn thương hiệu cho các tài liệu tiếp thị. Sử dụng cùng màu sắc, vị trí logo, cái nhìn và cảm nhận thông suốt. Bạn không cần phải cầu kỳ, nhưng hãy nhất quán.
  • Hãy thành thật với thương hiệu. Khách hàng sẽ không quay trở lại hoặc giới thiệu người khác cho bạn nếu bạn không thực hiện được những điều mà thương hiệu của mình hứa hẹn.
  • Hãy nhất quán. Vấn đề này liên quan đến tất cả các điều trên và là điểm lưu ý quan trọng nhất. Nếu bạn không làm được điều này, mọi nỗ lực thiết lập thương hiệu của bạn sẽ thất bại.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

Google phạt các website dụ cài ứng dụng di động
Google phạt các website dụ cài ứng dụng di động

Đại gia tìm kiếm cho biết sẽ hạ xếp hạng hiển thị các trang web sử dụng cửa sổ quảng cáo để mời mọc người dùng cài ứng dụng khi truy cập qua thiết bị di động.

Đại gia tìm kiếm cho biết sẽ hạ xếp hạng hiển thị các trang web sử dụng cửa sổ quảng cáo để mời mọc người dùng cài ứng dụng khi truy cập qua thiết bị di động.

Thông báo này vừa được đăng trên Webmaster Central Blog hôm qua. Google cho rằng các ứng dụng này có rất nhiều quảng cáo, làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của người dùng và khuyến khích họ cài nhiều ứng dụng khác nữa. Động thái này của Google có thể ảnh hưởng lớn đến rất nhiều công ty và hãng sáng tạo nội dung.

"Phân tích của chúng tôi cho thấy việc này sẽ làm giảm trải nghiệm khi tìm kiếm của người dùng, khiến họ cảm thấy giận dữ vì phải thấy quảng cáo thay vì nội dung trang web", Daniel Bathgate – một kỹ sư phần mềm tại Google cho biết.

Những website có cửa số quảng cáo thế này sẽ bị hạ thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Ảnh: Google

Các website có thể tránh các lỗi này thông qua công cụ kiểm tra độ thân thiện với thiết bị di động - Mobile-Friendly Tests. Sau ngày 1/11, những website bỏ qua cảnh báo của Google sẽ không được gắn mác "thân thiện với thiết bị di động nữa". Đây sẽ là tiêu chí lớn để Goole quyết định thứ hạng xuất hiện của website này trong kết quả tìm kiếm.

Trước đó, Google đã thực hiện một khảo sát nội bộ để tìm hiểu người dùng ghét quảng cáo tới mức nào. Theo đó, 69% người tham gia gặp quảng cáo sẽ rời khỏi website ngay lập tức. Chỉ 9% là mạo hiểm ấn nút "Cài ứng dụng".

Cuối tháng 4, Google công bố thay đổi thuật toán hiển thị kết quả tìm kiếm trên di động để ưu tiên các trang web giao diện thân thiện với màn hình điện thoại. Thuật toán sẽ ưu tiên các website có cỡ chữ lớn, đường link dễ click và giao diện thay đổi theo thiết bị. Những website này sẽ có xếp hạng cao hơn, còn các website được đánh giá là không thân thiện sẽ bị đẩy xuống dưới.

Nguồn: VnExpress

Chiến dịch mobile marketing độc đáo của Mango, Timberland và Reebok
Chiến dịch mobile marketing độc đáo của Mango, Timberland và Reebok

Thay vì quảng cáo dồn dập trên các phương tiện truyền thông đại chúng theo cách truyền thống, 3 nhãn hàng thời trang đình đám Mango.

Thay vì quảng cáo dồn dập trên các phương tiện truyền thông đại chúng theo cách truyền thống, 3 nhãn hàng thời trang đình đám Mango, Timberland và Reebok đã khiến nhiều người phải “ngả mũ” thán phục cách họ nuông chiều khách hàng lai thông qua các chiến dịch mobile marketing (tiếp thị di động) cực đỉnh.

Mango: 1 tuần, 22.000 lượt tải

Nhằm tạo ra trải nghiệm thú vị và trực quan cho phép người dùng mua hàng từ điện thoại, năm 2010, Mango đã cùng Golden Gekko phát triển và cho ra mắt một ứng dụng thực sự hấp dẫn và sáng tạo.

Ứng dụng Mango với những trải nghiệm cá nhân hóa cao

Được thiết kế dựa trên thói quen mua sắm của khách hàng thời nay, ứng dụng đã “online hóa” thành công một hoạt động offline khi cho phép khách hàng "thử" các bộ quần áo trước khi mua với các lựa chọn “mix & match” (phối đồ) thú vị, xem các bộ sưu tập, tìm kiếm cửa hàng gần nhất, cùng với đó là mua sắm ngay trên điện thoại.

Thỏa mãn nhu cầu được tư vấn, chăm sóc chu đáo mà không cần đi lại và tiết lộ nhiều thông tin cá nhân của các khách hàng lai, chiến dịch đã thành công ngoài sức tưởng tượng, cán mốc 22.000 lượt tải về trên AppStore ngay trong tuần đầu tiên.

Timberland ghi dấu với “những người hùng”

Là nhãn hàng thời trang đình đám dành cho hoạt động ngoài trời, không khó hiểu khi Timberland chọn chiến dịch của mình cái tên đậm chất bom tấn Mỹ: “Nature Needs Heroes” – “Thiên nhiên cần những người hùng”. Điều làm nên sự khác biệt và thành công lớn cho Timberland trong chiến dịch này chính là đã tạo nên các ứng dụng tuyệt vời trên điện thoại di động.

Chiến dịch “Thiên nhiên cần những người hùng

Hãng thời trang đã hợp tác cùng Isobar Mobile tạo nên các ứng dụng trên điện thoại di động cho phép người dùng tham gia và chủ động trở thành một người hùng vì môi trường.

Những người yêu thiên nhiên và yêu thích các hoạt động ngoài trời trên khắp châu Âu có thể tải ứng dụng từ Ovi Store hoặc App Store để theo dõi quãng đường đi qua kết nối GPS khi họ tản bộ hay đạp xe qua thành phố và vùng nông thôn. Người dùng cũng có thể tìm kiếm các vùng đất để trồng cây, chụp lại những việc mình làm và tải lên mạng thông qua các ứng dụng.

Những tùy chọn cho phép người chơi làm “người hùng” theo cách của riêng mình

Cập nhật thông tin về lộ trình, người chơi có thể đạt các mốc khen thưởng và đóng góp vào các dự án trồng cây do Timberland tài trợ trên toàn châu Âu. Tính năng tích hợp Facebook và Twitter giúp việc chia sẻ thông tin trở nên tức thời và dễ dàng, giúp huy động thêm nhiều người tham gia vào chiến dịch. Những người tổ chức cũng khéo léo cài vào đó yếu tố cạnh tranh thân thiện dưới hình thức một bảng xếp hạng các quốc gia.

Tất nhiên, bằng chứng thực tế và thuyết phục nhất sẽ là số lượng cây được trồng trên khắp châu Âu. Tuy nhiên chỉ bằng chừng đó hoạt động thì Timberland đã thực sự ghi dấu ấn với chiến dịch đậm tính nhân văn này.

Reebok: Trở thành nhà thiết kế bậc thầy

M&C Saatchi Mobile đã phát triển một ứng dụng đột phá dành cho iPhone có tên gọi Your Reebok, ứng dụng iPhone đầu tiên trên thế giới cho phép người dùng tùy chỉnh các sản phẩm theo ý tưởng của riêng mình.

Tự do sáng tạo trên đôi giày như một nhà thiết kế Reebok chính hiệu

“Bắt bài” những khách hàng lai luôn thích có nhiều lựa chọn và muốn ghi dấu ấn cá nhân của mình lên các sản phẩm thường dùng, Your Reebok là một giải pháp mang tính cách mạng để tạo ra những đôi giày độc đáo được cá nhân hoá. Người dùng có thể tùy chỉnh các yếu tố khác nhau - màu sắc, chất liệu, nội dung in trên ba mẫu giày bán chạy nhất. Theo đó, mẫu thiết kế được đánh dấu địa lý (geotag) và hiển thị trên một giao diện bản đồ tích hợp trong ứng dụng. Người dùng có thể tải về thiết kế bất kì để tùy chỉnh, chia sẻ qua email hoặc biến chúng thành sản phẩm thật để mua về nếu muốn.

Hoạt động đơn giản này của Reebok đem lại sự thỏa mãn cao cho từng khách hàng với mỗi sản phẩm. Và tất nhiên, với sự hài lòng đó, người dùng sẽ khó lòng “bỏ đi” một khi đã trải nghiệm Your Reebok.

Hà Minh

Nắm thế mạnh về di động, sẽ chiến thắng trên thương trường
Nắm thế mạnh về di động, sẽ chiến thắng trên thương trường

Điện thoại di động đã thay đổi lối sống của con người. Smartphone thường là thứ cuối cùng chúng ta xem trước khi ngủ và đầu tiên khi thức dậy.

Điện thoại di động đã thay đổi lối sống của con người. Smartphone thường là thứ cuối cùng chúng ta xem trước khi ngủ và đầu tiên khi thức dậy.

Cách thức tiếp xúc thông tin của chúng ta cũng đã thay đổi từ màn hình 51 inch của tivi sang màn hình chỉ 5,5 inch trên điện thoại – gần với gương mặt chúng ta trong tầm 2 inch. Bên cạnh đó, điện thoại di động còn giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh 24/7 bất kể nơi đâu và bất kể lúc nào. Smartphone đang ngày càng trở nên “quyền lực” hơn những chiếc máy tính vì tuy chỉ nhỏ gọn trong lòng bàn tay nhưng mang lại những quyền năng không thua kém gì các cỗ máy khổng lồ.

Và đó là lý do mà điện thoại di động đang được ngành marketing tận dụng để tiếp cận đến người tiêu dùng mục tiêu của mình !

Smartphone đang ngày càng trở nên “quyền lực” hơn.

Mục đích của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là khách hàng, tăng lợi nhuận và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Càng ngày điều ấy càng trở nên rõ ràng hơn đối với doanh nghiệp bất kể quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Ngày nay, họ sẽ chiến thắng trong kinh doanh khi nắm được mảng di động. Với sự chuyển đổi mang tính kiến tạo trong cách thức tiếp cận thông tin của người tiêu dùng, đã đem đến cơ hội duy nhất cho tiếp thị di động để mang thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng của họ. Cách thức đo lường thành công của nhãn hàng giờ đây buộc phải bao gồm một chiến lược di động hấp dẫn, hiệu quả ngay từ trong cốt lõi. Điện thoại di động đang ngày càng trở nên phổ biến, chính vì thế sẽ rất bất lợi nếu như thương hiệu nào không đầu tư vào lĩnh vực này. Ngay cả những thứ đơn giản như việc tối ưu hoá một website công ty trên thiết bị di động cũng có thể đem đến tác động lớn.

Thế nhưng, nếu bạn không hiểu được các khía cạnh khác nhau của Mobile Marketing thì bạn có thể bị cám dỗ bằng việc bỏ qua nó hoặc làm theo tất cả những gì mà mọi người xung quanh đang làm. Giờ đây, đã không còn là thời kì của "Mobile-first" nữa mà thay vào đó là "Mobile Right". Với khả năng có thể tiếp cận vào thế giới thực của các phân khúc khách hàng mục tiêu và khả năng tiếp cận người dùng vào đúng thời gian và địa điểm được phân phối bằng một kênh đơn giản nhưng đầy quyền lực, đó chính là điện thoại di động.

Theo một cuộc khảo sát thị trường được tiến hành bởi comScore và Millennial Media, hơn một nửa (52%) số người sử dụng điện thoại để tìm kiếm sản phẩm khi họ cần. 48% người được khảo sát nói rằng họ dùng điện thoại để tìm hiểu sâu hơn về một sản phẩm và ngạc nhiên hơn khi 38% người quyết định mua hàng trên thiết bị điện thoại di động. Khách hàng sử dụng điện thoại di động như một công cụ để tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm và hiểu sâu hơn về thương hiệu để hoàn thành quá trình mua hàng. Chính vì vậy, đây là một cơ hội lớn cho thương hiệu trong việc tận dụng các kết nối trên điện thoại di động.

Cơ hội lớn cho thương hiệu trong việc tận dụng các kết nối trên điện thoại di động.

Mobile Marketing ngày nay cần đa dạng, hấp dẫn và cá nhân hoá để tạo cho khách hàng cảm giác như mình là một phần trong đó. Đã có rất nhiều cuộc đổi mới về công nghệ diễn ra trong cuộc sống của chúng ta trong suốt vài năm gần đây như: VR, AE, hình ảnh và video 360o, QR Codes, livestreaming và nhiều hơn nữa. Tất cả những điều trên đều thú vị hơn tin nhắn SMS thông thường, Push Notification và App Advertising mà các Marketer đang sử dụng trong các Mix của họ.

Hành vi của người sử dụng điện thoại di động đang thay đổi tiên tục, công nghệ cũng đang được cập nhật thường xuyên. Do đó, vấn đề bảo mật và sự an toàn thương hiệu đang là tâm điểm. So với nhiều nước khác trong khu vực, người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng cởi mở hơn trong việc áp dụng công nghệ mới. Đó là lý do họ được ưu tiên hơn trong các cuộc thử nghiệm và sử dụng những xu hướng mới trên điện thoại di động.

Đây là hiện tượng mà các nhà Marketer phải đối mặt hằng ngày và cách duy nhất để khắc phục là sự hiểu biết sâu sắc về các số liệu Mobile Marketing bao gồm: Programatic, Mobile Video, Multi Screening, Data Analytics, Location Targeting và các vấn đề khác. Các nhà Marketer cần phân bổ thời gian và nguồn lực để hiểu và áp dụng đúng các kênh trong Marketing Mix để tiếp cận đến những phân khúc mục tiêu luôn thay đổi. Và nhiều yếu tố tiềm ẩn khác sẽ được khám phá tại MMA Forum Vietnam được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh (https://mmaglobal.com/vietnam/en/events/mma-vietnam-forum).

Về Hiệp Hội Mobile Marketing

Hiệp Hội Mobile Marketing (MMA) là một Hiệp Hội phi lợi nhuận lớn nhất tên toàn thế giới về Mobile Marketing, bao gồm 800 công ty thành viên, từ gần 50 quốc gia trên toàn thế giới. Thành viên của chúng tôi đến từ mọi phân khúc của hệ thống Mobile Marketing bao gồm brand marketer, agency, các công ty công nghệ, công ty truyền thông và nhiều công ty khác. Nhiệm vụ của MMA là: thúc đẩy bước chuyển hóa của ngành và khả năng sáng tạo của marketing thông qua kênh di động, dẫn dắt sự phát triển của doanh nghiệp tiến đến mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Theo Trí thức trẻ

 

 

 

Truyền thông quảng cáo

Tư vấn, thiết kế và thực hiện các loại hình quảng cáo

Tư vấn, lập kế hoạch để quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu

Sản xuất phim quảng cáo, phóng sự, tư liệu

Dịch vụ hậu kỳ các chương trình truyền hình

Quảng Cáo Poster Frame

Quảng cáo ngoài trời - OOH

Quảng cáo xe Buýt / Taxi

Sản xuất phim quảng cáo

Sản xuất các chương trình truyền hình, quảng cáo thương mại

Thiết kế thi công gian hàng hội chợ, tủ kệ trưng bày sản phẩm, kệ để tờ rơi

Cung cấp vật liệu quảng cáo: khung Standee, sân khấu, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, nhà hơi, cổng hơi, rối, màn hình led, nhà bạt, khói sân khấu, pháo sự kiện, lân sư rồng

Cung cấp PG, PB, MC và chụp ảnh nghiệm thu cho các sự kiện

Tổ chức sự kiện

Tổ chức các sự kiện truyền thông, thông cáo báo chí,…

Tổ chức và mời tài trợ cho các sự kiện truyền hình

Tư vấn khách hàng tổ chức các chương trình khuyến mãi

Thiết kế in ấn

Thiết kế website, catalogue

Thiết kế và in ấn: in khổ lớn PP, hiflex, decal, film, vải, offset, in lụa

Quà tặng

Quà lưu niệm

Thiết bị

Thiết bị truyền hình

Vận tải

Dịch vụ cho thuê xe

Digital Advertising

I. Quảng Cáo Google Adwords

Click Xem Nội dung của Google Adwords

II. Quảng cáo Mobile

QUẢNG CÁO TRÊN MOBILE LÀ GÌ?

Quảng cáo mobile (tên tiếng anh: Mobile Ads) là hình thức nhắm chọn quảng cáo tới những người sử dụng mobile có kết nối internet. Cũng giống như quảng cáo nhắm tới người sử dụng máy vi tính, quảng cáo mobile có thể dưới dạng text, banner hay video. Điều khác biệt là những mẫu quảng cáo này sẽ có kích thước nhỏ hơn cho phù hợp với rất nhiều cấu hình màn hình mobile khác nhau, và quảng cáo được hiển thị trên các website, ứng dụng (application) dành cho mobile, game cho người dùng mobile chứ không phải cho người dùng máy vi tính

Lý do chọn quảng cáo trên mobile?

Theo báo cáo của Google công bố vừa qua thì có hơn 20 triệu người Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), chiếm 20% dân số Việt Nam. Điều này cho thấy ứng dụng nền tảng trên di động là một phần cốt lõi trong chiến lược của doanh nghiệp để kết nối và tiếp cận được với người dùng. Lượng tìm kiếm trên các thiết bị di động ngày càng tăng cao. Thói quen sử dụng internet đã thay đổi

Google đã đưa ra một số kết quả khảo sát hành vi người dùng như sau:

-    70% sử dụng smartphone để truy cập Internet

-    58% dành nhiều thời gian lên mạng bằng điện thoại smartphone trong 6 tháng qua

-    37% có thể không xem tivi nhưng không thể thiếu smartphone

-    78% tìm kiếm thông tin trên smartphone mỗi ngày

-    71% tìm thông tin sản phẩm

Ưu điểm đặc biệt của mobile ads với doanh nghiệp và người dùng

-  Khả năng nhắm chọn đối tượng mục tiêu dễ dàng.
-  Không bị giới hạn về thời gian và không gian quảng cáo
-  Đo lường hiệu quả quảng cáo chính xác
-  Quảng cáo mobile còn có ưu điểm vượt trội là khả năng di chuyển quảng cáo mọi lúc, mọi nơi.
-  Click > tải > cài đặt > sử dụng các ứng dụng, game… ngay tức thì

Lĩnh vực nào phù hợp quảng cáo trên di động?

-  Các lĩnh vực liên quan đến thói quen sử dụng dịch vụ gần nơi sinh sống, làm việc của khách hàng
-  Các dịch vụ có thể đặt hàng, giao dịch qua điện thoại, internet
-  Các lĩnh vực Game, ứng dụng dành cho di động

Ví dụ:

    +   Nhà hàng, quán ăn, cafe, tiệm bánh Pizza…
    +   Spa, thẩm mỹ viện, phòng khám, bệnh viện
    +   Dịch vụ sửa chữa
    +   Dịch vụ ngân hàng, tài chính, chứng khoán
    +   Khách sạn, đại lý vé máy bay, đại lý tour du lịch
    +   Các công ty sản xuất game, ứng dụng cho điện thoại di động
 
Các loại hình quảng cáo trên điện thoại di động:

Google Mobile Ads là hình thức quảng cáo trên nền tảng quảng cáo di động trên mạng hiển thị của Google, tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi. Google Mobile Ads có 4 kênh quảng cáo chính:
 

Google Search: Hình thức quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google trên di động

Google Display Network: Là hình thức quảng cáo trên các website thuộc mạng nội dung Google

Quảng cáo trong game và ứng dụng

Facebook Mobile Ads

- Facebook MobileAds là hình thức quảng cáo trên giao diện trang Facebook Mobile. Bạn có thể quảng cáo nhằm thu hút khách hàng đặt game, apps trên di động hoặc truyền thông cho các hoạt động trên Facebook Fanpage

III. Quảng cáo Facebook

Quảng cáo Facebook - Quảng cáo cùng chuyên gia

Hiện nay, Facebook đang đứng đầu về mạng xã hội trên thế giới. Với số lượng người truy cập trên toàn cầu hơn 2 tỷ người dùng, thì Facebook dễ dàng đem đến cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận với với khách hàng của mình hơn

Tính tới tháng 1 năm 2017 thì tại Việt Nam đã có hơn 40 triệu người đang sử dụng Facebook hàng ngày, và con số này đang ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Theo thống kê của Facebook thì ở Việt Nam trung bình mỗi người dành 2 tiếng để lướt Facebook. Điều này cho thấy được mạng xã hội Facebook đã và đang thể hiện được tính tương tác đa dạng của mình thông qua hình ảnh chia sẻ và cả dạng văn bản (text). Đối với các doanh nghiệp, Quảng cáo Facebook đang dần trở thành một kênh quảng cáo và chia sẻ sản phẩm cũng như hình ảnh thương hiệu của mình một cách hiệu quả

ƯU ĐIỂM CỦA QUẢNG CÁO TRÊN FACEBOOK

-   Lượt người dùng đông đảo tương ứng với số khách hàng khổng lồ

-   Nhắm đúng đối tượng khách hàng

-   Bạn chỉ trả phí khi có người tương tác với quảng cáo của bạn

-   Tính linh hoạt khi quảng cáo Facebook: khi quảng cáo facebook bạn hoàn toàn chủ động được kinh phí, thời gian, nôi dung,... quảng cáo

CÁC LOẠI QUẢNG CÁO FACEBOOK

1. Page Post Engagement

– Là hình thức quảng cáo tăng tương tác cho bài viết trên Fanpage, gián tiếp tăng fan cho Fanpage

– Các tương tác bao gồm: like post, comment, share, photo view. Tính phí theo CPC

Quảng cáo bài viết trên Fanpage của bạn

2. Page likes

– Là hình thức quảng cáo tăng fan (like) cho Fanpage. Tính phí theo CPL

Tăng lượt thích cho Fanpage của bạn

3/ Click to website - Domain ads

– Là hình thức quảng cáo website tích hợp với Fanpage, dẫn trực tiếp về website doanh nghiệp hoặc Fanpage khi người dùng click vào quảng cáo

– Giúp tăng traffic cho website và page của khách hàng, gián tiếp tăng like cho Fanpage

– Chỉ chi trả theo CPC

Tăng lượt truy cập vào Website qua bài viết trên Fanpage của bạn

4/ Clicks To Website – Standard Ads

– Là hình thức quảng cáo website không tích hợp với Fanpage

– Chỉ xuất hiện ở cột phải. Dẫn link trực tiếp về website của doanh nghiệp khi người dùng click vào quảng cáo, giúp tăng traffic cho website

– Chỉ chi trả theo CPC

Tương tự như Domain Ads, nhưng phạm vi hiển thị ở bên cột phải của NewFeed

5/ Clicks To Website – Multi products

– Multi products còn được gọi là Carousel - là hình thức quảng cáo website tích hợp với Fanpage, hiển thị được nhiều sản phẩm, nội dung cùng lúc

– Có thể tải được tối đa 5 hình ảnh, tương ứng với 5 link trên một mẫu quảng cáo

– Chỉ chi trả theo CPC

Quảng cáo nhiều sản phẩm trên cùng một bài viết

6/ Clicks To Website – Dynamic products

– Là giải pháp quảng cáo giúp doanh nghiệp giới thiệu catalog sản phẩm trên Facebook

– Quảng cáo hiển thị các sản phẩm có liên quan tới lịch sử xem sản phẩm của người dùng, ngay trên new feed của họ, giúp nhắm chọn đúng người, đúng nhu cầu

– Chỉ chi trả theo CPC

Sản phẩm tự động hiển thị tương ứng với sản phẩm mà người truy cập từng tiếp xúc

 

7/ Event Responsive:

– Là hình thức quảng cáo sự kiện nhằm thu hút người tham gia và tương tác với event. Chỉ phải chi trả theo CPC.

Bn tạo một Sự kiện – Event qua Fanpage của bạn và quảng bá nó

8. Video View:

– Là hình thức quảng cáo nhằm tăng tương tác, lượt view cho video. Chỉ phải chi trả theo CPV (Cost per View).

Hình thức quảng cáo này phù hợp với lĩnh vực giải trí

9/ Offer Claim:

– Quảng cáo kịp thời các chương trình chiết khấu hoặc khuyến mại đến người dùng FB.

– Quảng cáo tăng hiệu quả bán hàng thông qua thu hút người dùng bằng hành động cụ thể: nhận ưu đãi/khuyến mại.

– Chỉ phải chi trả theo CPC.

Hiểu đơn giản như hình thức quảng cáo tăng lượt thích – Like Page, hinh thức này sẽ thay nút Thích bằng nhận khuyến mại…

10/ App Install:

– Là hình thức quảng cáo nhắm riêng cho thu hút cài đặt apps, thu hút người dùng qua các hành động cụ thể (cài đặt, sử dụng ứng dụng, chơi ngay)

– Chỉ phải chi trả theo CPC, CPI.

Khi click vào quảng cáo, ngay lập tức bạn sẽ được đưa đến trang cài ứng dụng hoặc ứng dụng sẽ được cài đặt

IV. Quảng cáo Youtube

Quảng cáo trên Youtube là gì?

Quảng cáo Youtube là một hình thức nằm trong hệ thống quảng cáo trên google khi bạn sử dụng dịch vụ nào quảng cáo sẽ xuất hiện khi khách hàng xem video trên trang Youtube.com, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở góc trên bên phải hoặc ở trong video bằng các đoạn text, banner (hình ảnh) hoặc video và ở trang chủ của trang Youtube

Ưu và nhược điểm của quảng cáo trên Youtube

- Tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới hoặc theo khu vực mà bạn mong muốn

- Có độ phủ sóng quảng cáo cao với hàng tỷ lượt truy cập xem video mỗi ngày

- Nhắm đúng đối tượng mà bạn mong muốn: giới tính, độ tuổi, khu vực, sở thích…

- Hiển thị quảng cáo đa dạng theo dạng text, hình ảnh, video…

- Thay đỗi mẫu quảng cáo một cách dễ dàng

- Cách tính tiền linh hoạt theo lượt click (CPC) hoặc theo 1000 lần hiển thị (CPM)

- Chỉ hiển thị quảng cáo trên trang Youtube (bạn có thể khắc phục nhược điểm này bằng việc sử dụng thêm quảng cáo google display network hoặc quảng cáo adwords)

Các hình thức quảng cáo trên Youtube

1. Quảng cáo bằng văn bạn: Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ở trên bên phải hoặc ở trong video khách hàng đang xem, khi khách hàng click vào mẫu quảng cáo của bạn nó sẽ dẫn tới website của bạn

2. Quảng cáo hình ảnh: Tương tự như văn bản quảng cáo sẽ hiển thị ở góc trên bên phải hoặc bên trong video khách hàng đang xem và khi khách hàng click vào mẫu quảng cáo đó nó sẽ dẫn tới trang đích trong website của bạn muốn hướng tới

3. Quảng cáo video: video này có thể là một đoạn video ngắn giới thiệu về công ty hoặc sản phẩm, dịch vụ của bạn, quảng cáo này chỉ xuất hiện bên trong khung xem video nó có thể xuất hiện ở ngay đầu video hoặc ở giữa video khi khách hàng đang xem

4. Quảng cáo trang chủ Youtube: Với hình thức này quảng cáo cáo của bạn sẽ hiển thị ở ngay vị trí đầu tiền của trang chủ Youtube, với hình thức này bạn cần một Banner (hình ảnh) và một video để hiển thị được quảng cáo

V. Social Media

Click Xem Nội dung của Social Media

VI. SEO

Click Xem Nội dung của SEO

VII. WIFI  MARKETING – XU HƯỚNG HƯỚNG MỚI ĐẦY TRIỂN VỌNG

Quảng cáo sẽ xuất hiện khi người dùng truy cập Internet bằng Wifi tại các địa điểm công cộng như: trường học, quán cafe, phố đi bộ, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại...

Tiềm năng phát triển

Tốc độ phủ sóng wifi ngày càng phổ biến cùng với sự gia tăng liên tục nhu cầu sử dụng wifi free tại các địa điểm công cộng như: trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,...

Wifi marketing không còn là một hình thức quảng cáo thông thường mà trở thành một giải pháp marketing hiệu quả

Tại sao lại chọn WIFI MARKETING?

Doanh nghiệp có cơ hội lan truyền thương hiệu và các chương trình ưu đãi tới:

-  37​ ​triệu lượt khách đến quán cà phê/ năm

-  32.7 triệu lượt người tại các khu vực trường học/ năm

- 20.7 triệu lượt người tại khu vực công cộng/ năm

- 146  triệu lượt người đến khu vực bệnh viện/ năm

Các hình thức quảng cáo WIFI MARKETING

1.  Pop up full sreen

- Quảng cáo pop up là một dạng quảng cáo khi truy cập vào một trang web nào đó mà không cần bấm gì cả mà nó sẽ bất ngờ xuất hiện trên giao diện của trang web đó

    +   Chỉ trả phí theo CPM

    +   Hiển thị toàn màn hình thiết bị

    +   Không lẫn tạp các thông tin khác

2.  Thu thập dữ liệu

- Xuất hiện ngay khi khách hàng truy cập vào trang đăng nhập của Website, từ đó khéo léo (thu thập tất cả thông tin về độ tuổi, giới tính, ngày sinh, số điện thoại, email và kết nối với khách hàng thông qua mạng xã hội)

3.  Catfish

Quảng cáo được chèn tại vị trí cuối màn hình Laptop và Mobile trong suốt quá trình người dùng truy cập internet. Quảng cáo luân phiên xuất hiện sau 30s

4.     Inpage

-   Quảng cáo in-page là loại hình quảng cáo mà banner có diện tích toàn màn hình

-   Banner được bố trí sẵn phía sau bài viết và ở giữa bài viết sẽ có một khoảng trống để hiện quảng cáo khi người dùng đọc đến

Các địa điểm triển khai WIFI MARKETING

Lợi ích hoàn hảo khu sử dụng WIFI MARKETTING tại các điểm kết nối

Google Adwords

I. Quảng Cáo Google Adwords

Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google – hay quảng cáo google adwords là kênh truyền thông đặc biệt hiệu quả để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng

Lợi ích nổi trội của quảng cáo adwords

 + Nhắm đúng đối tượng khách hàng: Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ngay khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan tới sản phẩm, dịch vụ bên mình cung cấp.

Chi phí thấp, hiệu quả cao: Quảng cáo xuất hiện khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ của bạn, mỗi khách hàng vào website của bạn cũng chính là 1 khách hàng tiềm năng

Quảng cáo hiển thị sau 5 phút: Điều này giúp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng nhất

Các loại quảng cáo Google Adwords

1.  Quảng cáo Google Search thường

- Là quảng cáo dạng văn bản. Có dẫn link trực tiếp về landing page hoặc website khách hàng

- Giúp doanh nghiệp tiếp cận đến chính xác khách hàng mục tiêu, đem lại nhiều chuyển đổi

- Tính phí theo CPC, CPA

Quảng cáo google adwords – Search thường

2.  Quảng cáo Google Search động

- Là hình thức quảng cáo google adwords được tự động tạo theo nội dung của trang web

- Phù hợp với những website có nhiều sản phẩm, hàng hóa

- Tự động tạo mẫu quảng cáo mà không cần phải tạo từng quảng cáo cho các nhóm sản phẩm khác nhau

Quảng cáo google adwords – Search động

3. Google Search Only Call

-  Là hình thức quảng cáo adwords cho phép số điện thoại xuất hiện trong văn bản quảng cáo

-  Chỉ xuất hiện khi tìm kiếm trên điện thoại hoặc tab, tăng khả năng gọi của khách hàng

-  Tiêu đề quảng cáo mặc định là số điện thoại

Quảng cáo google search – Only call

4. Google Display Network

- Là hình thức quảng cáo cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo trên các trang thuộc hệ thống mạng hiển thị của Google

- Triển khai tiếp thị lại động dựa theo danh sách thông tin sản phẩm mà doanh nghiệp up lên trung tâm giao dịch của Google

- Giá bình ổn định hơn quảng cáo Google Search

Quảng cáo Google display network

5.  Banner trong Video

- Là hình thức quảng cáo Trueview trong hiển thị

- Hình thức chạy quảng cáo dạng GDN theo banner có nhắm chọn đến Youtube

- Banner có hình ảnh tĩnh giúp làm nổi bật nội dung quảng cáo

Quảng cáo google – Banner

6.   Quảng cáo Video – Instream

- Là định dạng quảng cáo Video chạy trên kênh Google Display Network (GDN)-

- Instream video sẽ xuất hiện trong quá trình chạy video, nằm bên trong nội dung video trên  trang web của mạng hiển thị

- Người dùng không thể bỏ qua quảng cáo

Quảng cáo google – Video

7.   TrueView Instream

 - Là quảng cáo video phát trước một video khác trên kênh Youtube hoặc mạng hiển thị của quảng cáo Google Adwords

 - Người xem chỉ có thể bỏ qua quảng cáo khi hết thời gian mặc định

Quảng cáo google – TrueView

8. TrueView trong hiển thị

- Là dạng quảng cáo YouTube xuất hiện bên cạnh một video khi bạn xem hoặc khi tìm kiếm

Quảng cáo google adwords – Trueview

9. YouTube Masthead

- Là hình thức quảng cáo trên trang chủ của Youtube

- Có thể hiển thị 24/24 trên mọi giao diện (PC, mobile, tab)

Quảng cáo Youtube

SEO

1. SEO là gì?

SEO là một quy trình kết hợp các phương pháp tối ưu hóa website trở nên thân thiện với máy tìm kiếm (Search Engine) và mang lại trải nghiệm tốt cho người sử dụng từ đó nâng cao thứ hạng website khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan

Hơn 90% người dùng Internet tại VN tìm kiếm qua Google nên SEO tại Việt Nam được hiểu mặc định là SEO Google

Có 2 loại SEO:

– Onsite SEO: Là tối ưu hóa nội dung của website mang lại đầy đủ thông tin hữu ích cho người dùng, tối ưu hóa giao diện, cấu trúc, các thẻ meta, url, tốc độ tải trang… để website có thể “giao tiếp” tốt hơn với máy tìm kiếm

– Offsite SEO: Là tạo ra những sự xuất hiện của website trên các website khác, sự chia sẻ trang web trên mạng xã hội, các liên kết hữu ích tới website, những đánh giá về website

2. Lợi ích của SEO

- SEO đem lại khách hàng tiềm năng: chỉ có người khách hàng tiềm năng cao thì mới dành thời gian tìm hiểu về thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, khách đến từ các công cụ tìm kiếm là các khách hàng rất tiềm năng, có cơ hội mua hàng rất cao

- Đo lường SEO dễ dàng: Công cụ của Google Analytics giúp bạn theo dõi một cách chi tiết các từ khóa mà khách hàng đến web bạn. Sau khi họ vào họ dừng bao nhiêu lâu và số trang chính xác họ đã xem. Bạn có thể xem theo ngày, theo tuần, theo tháng, hay theo một khoảng thời gian bạn chọn

3. Các loại SEO

a. SEO Từ khóa

- Đặc điểm: Là giải pháp cho một số từ khóa chủ chốt của ngành, sản phẩm dịch vụ kinh doanh của khách hàng

- Lợi ích: Tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả cao nhằm thu hút mua hàng và nâng cao thương hiệu sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn mà Doanh nghiệp muốn tập trung phát triển

b. SEO Tổng thể

- Đặc điểm: Giải pháp cho toàn bộ hệ thống các từ khóa bao trùm các sản phẩm/ dịch vụ khách hàng kinh doanh

- Lợi ích:

  * Thu hút lượng truy cập ổn định vào website

  * Các từ khóa bao phủ đảm bảo sản phẩm dịch vụ của Doanh nghiệp luôn xuất hiện khi khách hàng có nhu cầu

  * Từ khóa lên Top nhanh

c. SEO Audit

- Đặc điểm: Giải pháp nhằm thực hiện một đợt kiểm tra, đánh giá tình trạng tổng thể của 1 website, từ đó tư vấn kế hoạch thực hiện đảm bảo mục tiêu của Doanh nghiệp

- Lợi ích:

  + Cung cấp cái nhìn tổng thể cho chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua phương pháp SEO

 + Doanh nghiệp chủ động trong việc quản lý

 + Nắm bắt được chiến lược, kế hoạch và đối thủ cạnh tranh

4. Thời gian làm SEO khoảng bao lâu?

Một câu hỏi thường được khách hàng đặt ra cho chúng tôi khi chuẩn bị ký hợp đồng đó là: Làm SEO trong bao lâu?

 * SEO phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: độ khó từ khóa, đối thủ cạnh tranh, chất lượng website của bạn,… vì thế để đưa ra được một khoảng thời gian chính xác cho câu hỏi làm SEO mất khoảng bao lâu, là không thể. Chúng tôi sẽ lấy yêu cầu và thông tin từ khách hàng như: từ khóa, website của khách hàng. Sau đó dựa vào những phân tích về độ khó từ khóa, đối thủ cạnh tranh, phân tích chất lượng và nội dung website của khách,… dựa trên tất cả những phân tích đó chúng tôi sẽ đưa ra giá thành và khoảng thời gian thực hiện cho quý khách

Social Media

1. Social Media là gì?

Social media (Truyền thông mạng xã hội) là một kênh truyền thông mới xuất hiện dựa trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến, chúng ta có thể chia sẻ tin tức và trao đổi ý kiến thảo luận giữa mọi người với nhau, mang tính xã hội có khả năng tương tác cao

2. Những đặc điểm nổi bật của Social Media là gì?

–  Social media giúp bạn chia sẻ những thông tin đến mọi người một cách dễ dàng, nhanh chóng và bạn cũng có thể chọn lựa được các đối tượng tham gia, sử dụng

– Thông tin lan truyền nhanh chóng, chi phí thấp – hiệu quả cao mở ra cơ hội cạnh tranh cho các công ty vừa và nhỏ. Vì vậy, đây là một kênh truyền thông tin PR sản phẩm vô cùng hữu ích, hiệu quả với những bạn kinh doanh bán hàng online và các công ty, doanh nghiệp

– Social media được xây dựng nên sự kết nối trong mối quan hệ cộng đồng qua các hình thức (sharelikelove,...) và mang lại sự tin cậy cao về giá trị thông tin

3. Sử dụng Social Media như thế nào?

- Lắng nghe mọi người đang thảo luận về vấn đề gì hay nói gì muốn tham gia trên mạng

– Tham gia, bàn luận về các câu chuyện hoặc tạo ra chủ đề quan tâm, làm cho mọi người thích thú, yêu mến và truyền tải được thông tin mà mình muốn hướng đến

- Dùng những kênh Social để đem lạ traffic về website hoặc nơi bạn muốn truyền tải thông điệp

Đối tác & Khách hàng

Đối tác

Auto pro
Báo ELLE
Báo Tiếp thị gia đình
Báo Thanh Niên
Thời báo kinh tế saigon
Báo Tuổi Trẻ
VTV
BTV
HTV
Báo doanh nhân sài gòn
Báo Dân Trí
Báo Ngôi Sao Net
Báo Webtretho
Báo Vietnamnet
Báo giá Zing
Báo Eva.vn
Báo Kênh 14
Báo 24h
Báo VNEXPRESS
Genk

Khách hàng


Liên hệ

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO TINH HOA VIỆT

Địa chỉ: 134/27 Thành Thái, P. 12, Q. 10, Tp. HCM

Điện Thoại: 028 3863 4787 – Fax: 028 3863 4788 - Hotline: 0908 277 277

Website: www.vietelite.com.vn

Email: info@vietelite.com.vn

Đang xem: 13    |    Lượt truy cập: 267463
dong phuc da nang ao thun dong phuc da nang dong phuc ao thun da nang dong phuc khach san da nang may dong phuc cong ty tai da nang may ao lop tai da nang in ao thun tai da nang lap dat camera lap dat camera tron goi tu van lap dat camera lap dat camera chat luong cao lap dat camera chong trom lap dat camera tai hcm lap dat camera tai tphcm lap dat camera tai binh duong lap dat camera binh tan thiet ke website thiet ke web